CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 09:17

Những sự kiện thiên văn bạn không muốn bỏ lỡ trong năm 2020

 - Ảnh 1.

Hiện tượng thiên văn thú vị - siêu trăng sẽ diễn ra vài lần trong năm tới với thời gian trải dài từ tháng 2 - tháng 5.

 - Ảnh 2.

Ngày 18/2/2020, những người yêu thiên văn sẽ có cơ hội chứng kiến hiện tượng hiếm gặp, tương tự như nguyệt thực, khi mà Mặt trăng nằm giữa Trái Đất và sao Hỏa.

 - Ảnh 3.

Sau trận mưa sao băng Quadrantid vào đầu tháng 1, mọi người sẽ cần phải chờ tới hơn 3 tháng để có thể tiếp tục chứng kiến trận mưa sao băng Lyrid diễn ra đêm 22, rạng sáng 23/4. Đặc biệt, trận mưa sao băng Eta Aquarid vào ngày 6 và 7/5 sau đó là một trong những trận mưa sao băng đẹp nhất năm ở Bán cầu Nam với 60 sao mỗi giờ.

 - Ảnh 4.

Nguyệt thực ngày 4 và 5/7 có thể quan sát được ở khắp nơi trên thế giới trong năm 2020.

 - Ảnh 5.

Bầu trời mùa hè năm 2020 sẽ có "điểm nhấn" là sao Mộc và sao Thổ - hai hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời chiếu sáng cạnh nhau. Giữa tháng 7 là khoảng thời gian tốt nhất để quan sát 2 hành tinh này có thể hoặc không cần dùng tới kính thiên văn bởi vị trí trong quỹ đạo của chúng gần Trái Đất nhất, khiến cho sao Thổ và sao Mộc sáng hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong năm.

 - Ảnh 6.

Mưa sao băng Perseid diễn ra ngày 12 và 13/8 là một trong 3 trận mưa sao băng lớn nhất năm. "Mưa sao băng Perseid không chỉ có số lượng lớn các sao băng mà chúng còn tuyệt đẹp. Hầu hết các sao băng khi vụt qua đều để lại một dải sáng trên bầu trời. Chúng vô cùng rực rỡ và sáng lấp lánh", nhà thiên văn học Blogger Dave Samuhel nhận định.

 - Ảnh 7.

Hiện tượng trăng xanh sẽ diễn ra vào đêm Halloween của năm 2020. Đây không phải là một hiện tượng phổ biến khi 2 - 3 năm mới diễn ra một lần và trăng xanh rơi vào đúng dịp Halloween rất hiếm khi xảy ra. Sau trăng xanh ngày 31/10/2020, chúng ta phải chờ tới năm 2039 để hiện tượng trăng xanh rơi vào đúng dịp Halloween.

 - Ảnh 8.

Mưa sao băng Geminid có lẽ là trận mưa sao băng đẹp nhất năm khi diễn ra vào đêm 13, rạng sáng 14/12. Vì mưa sao băng đạt đỉnh vào một đêm không trăng nên những người yêu quan sát bầu trời sẽ có cơ hội hiếm có để chứng kiến trọn vẹn sự kiện này.

 - Ảnh 9.

Hiện tượng Nhật thực duy nhất trong năm sẽ diễn ra ngày 14/12, chỉ vài giờ sau khi mưa sao băng Geminid đạt đỉnh.

 - Ảnh 10.

Sự kiện thiên văn cuối cùng trong năm là "cuộc gặp gỡ" ở cự ly cực gần giữa sao Mộc và sao Thủy ngày 21/12. Sự kiện này được các nhà thiên văn học gọi là "giao hội"./.

PV (Tổng Hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh