THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 02:54

Những sai lầm khi sử dụng điều hòa, vừa tốn tiền điện, vừa hại sức khỏe

Để nhiệt độ thấp nhanh mát

Nhiều người sử dụng khi mới mở điều hòa thường cài đặt mức nhiệt thấp nhất có thể vì cho rằng như vậy sẽ nhanh mát hơn. Tuy nhiên, thực tế việc để 16 hay 24 độ ban đầu thì tốc độ làm lạnh là như nhau.

Số chỉ nhiệt độ trên điều khiển không có nghĩa là độ lạnh của luồng gió, mà là giới hạn để điều hòa tự nhận biết khi nào là đủ và giảm cường độ làm lạnh. Chẳng hạn khi đặt mức 20 độ C, điều hòa sẽ coi đó là mức nhiệt mục tiêu, đến khi phòng đủ lạnh sẽ tự giảm gió để duy trì nguyên trạng.

Nếu ngay từ đầu bạn đã bắt điều hòa phải hoạt động hết công suất ở mức mục tiêu 16 độ C mà không chỉnh lại, qua thời gian chính máy móc trong điều hòa sẽ tự trở nên quá lạnh và giảm hiệu suất làm việc. Vừa kém hiệu quả lại vừa hại tuổi thọ điều hòa cùng hóa đơn điện.

Giữ điều hòa liên tục trong ngày

Nếu bạn bật máy lạnh cả ngày sẽ rất tốn điện theo cách không cần thiết. Vì hầu hết máy lạnh chỉ cần một vài phút hoạt động là đủ làm mát ngôi nhà bạn. Thực tế, bật điều hòa liên tục cả ngày sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn vì không khí không được lưu thông cũng như độ ẩm trong phòng bị giảm đi khá lớn. Do đó, hãy tắt điều hòa và sử dụng quạt vào những thời gian không quá nóng trong ngày. Điều này vừa giúp làm không gian phòng thông thoáng hơn vừa giúp tiết kiệm điện năng đáng kể.

Bật tắt điều hòa liên tục để tiết kiệm điện

Việc tắt điều hòa sau khi phòng đã đủ mát và bật lại để tiết kiệm điện cũng là sai lầm phổ biến của nhiều người. Thực tế, máy lạnh bao gồm dàn nóng và dàn lạnh. Dàn nóng tiêu thụ điện nhiều hơn, chiếm 95% tổng công suất máy lạnh. Thời gian khởi động cũng là lúc toàn bộ hệ thống máy lạnh làm việc để giảm nhiệt độ phòng.

Khi độ lạnh đạt yêu cầu, dàn nóng sẽ dừng, chỉ còn quạt gió và động cơ đảo gió tiếp tục vận hành. Các máy lạnh đời mới đều được trang bị tính năng ngắt tự động này nên bạn không cần chủ động bật/ tắt máy lạnh gây tiêu thụ điện năng gấp 3 lần mức năng lượng cần để duy trì độ lạnh.

Chế độ Dry vừa làm mát, vừa tiết kiệm điện

Chế độ Dry là chế độ thực hiện chức năng khử độ ẩm của không khí trong phòng và duy trì nhiệt độ hiện tại của phòng. Khi chuyển sang chế độ Dry, chúng ta có thể cảm thấy mát hơn do hơi ẩm trong phòng bị hạ xuống làm mồ hôi bay hơi nhanh hơn giúp cơ thể tỏa nhiệt nhanh theo và hiệu quả này cũng chỉ có thể cảm thấy trong những ngày trời mát, nhiệt độ không cao.

Ví dụ như nhiệt độ phòng là 32⁰C, bấm nút chạy chế độ Dry, máy sẽ duy trì nhiệt độ phòng chênh lệch không quá 2⁰C (30-34⁰C), vì thế chế độ Dry không có hiệu quả nếu muốn làm lạnh sâu.

Thời gian sử dụng chế độ Dry nên chỉ cho hoạt động từ 1-2 giờ, và nếu sử dụng lâu có thể gây nứt da, khô da, khô giác mạc trong khi chẳng làm mát hiệu quả.

Bỏ quên tính năng hẹn giờ ngủ (Sleep)

Sleep là chế độ tự động điều chỉnh nhiệt độ giúp mang lại giấc ngủ ngon và tinh thần thoải mái sau khi thức dậy, và nó xuất hiện trên các dòng điều hòa cao cấp với công nghệ AIoT và J-Tech Inverter. Khi khởi động chế độ Sleep, điều hòa sẽ hạ nhiệt độ xuống giúp người dùng dễ đi vào giấc ngủ hơn. Sau đó, để nhiệt độ phòng không quá lạnh ảnh hưởng đến sức khỏe, điều hòa sẽ tự động tăng lên 0,1 độ C cứ sau mỗi 12 phút.

Các nhà khoa học lý giải rằng khi ngủ, quá trình trao đổi chất trong cơ thể giảm, nhiệt độ xuống thấp nên nhu cầu làm mát cũng giảm theo. Tự động tăng nhiệt độ trong đêm giúp tiết kiệm điện năng, đồng thời hỗ trợ người dùng có giấc ngủ sâu và tinh thần thoải mái khi thức dậy.

Đối với các điều hòa không có chế độ hẹn giờ ngủ, người dùng có thể sử dụng chế độ hẹn giờ tắt/mở sau một khoảng thời gian nhất định, thực hiện cài đặt trong khung hẹn giờ trên điều khiển từ xa.

Kích thước điều hòa không phù hợp với diện tích

Nhiều người cho rằng điều hòa càng lớn thì công suất thì càng tốt. Nhưng trên thực tế máy điều hòa không khí quá lớn sẽ không ngừng chu kỳ và tắt, dẫn đến việc sử dụng năng lượng nhiều và thay đổi nhiệt độ không thoải mái.

Theo các chuyên gia với mỗi diện tích khác nhau bạn cần chọn máy điều hòa có công suất BTU và số HP thích hợp. Cụ thể, căn phòng có diện tích dưới 15m2 nên lựa chọn những chiếc điều hòa có công suất 9.000 BTU, diện tích từ 15m2 – 20m2 điều hòa nên có công suất 12.000 BTU, diện tích 20m2 – 30m2 điều hòa cần có công suất 18.000 BTU và diện tích 30m2 – 40m2 thì chọn mua những chiếc điều hòa có công suất 24.000 BTU.

Không kiểm tra bảo dưỡng điều hòa thường xuyên

Bất kể là loại điều hòa có chức năng lọc chất bẩn trong không khí hay điều hòa thông thường, chúng đều giữ lại một phần bụi bẩn và cả hơi ẩm khi hút khí vào để làm lạnh. Chất bẩn đọng lại có thể tiếp tục bị phân tán theo luồng khí tỏa ra bất cứ lúc nào, còn hơi ẩm sẽ gây ra mốc, gỉ sét bên trong hệ thống điều hòa khi ngưng tụ kéo dài quá lâu, vừa giảm tuổi thọ và hiệu năng, vừa tốn điện.

Ngoài ra, những thứ bẩn bám trên điều hòa có thể là nguy cơ gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp cho người dùng như ho, viêm họng, viêm mũi...

Theo khuyến cáo từ các nhà sản xuất, người dùng nên vệ sinh thường kỳ cho điều hòa khoảng 3-4 tháng đối với gia đình, 1-2 tháng đối với các khu vực có nhiều người và hàng tháng đối với các nhà máy hay xí nghiệp.

Những sai lầm khi sử dụng điều hòa, vừa tốn tiền điện, vừa hại sức khỏe - Ảnh 1.

Điều hòa cung cấp cho người dùng nhiều chế độ làm mát, ngoài Tự động (Auto) thì chúng còn các chế độ như Làm lạnh (Cool), Làm khô (Dry) và Quạt (Fan)… Trong số này, Fan khiến cho điều hòa hoạt động không hiệu quả và gây tốn điện. Tốt nhất hãy sử dụng chế độ Cool khi cần làm lạnh nhanh và giữ nhiệt độ trong phòng ổn định như mức đã chọn. Còn với chế độ Fan, máy nén sẽ tắt nhưng quạt vẫn chạy liên tục. Nó chỉ tốt khi cần lưu thông không khí trong phòng mà không cần làm mát.

TH (tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh