THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 02:23

Những người dễ mắc phải viêm phế cầu khuẩn

Bỗng dưng một ngày, những sinh hoạt bình thường cũng trở nên khó khăn, đó là những dấu hiệu thường thấy ở người lớn tuổi.
Cho rằng vợ mình bị lãng tai, Tiểu Bảo Quốc đem chuyện này kể với con gái Cẩm Hò. Khi Thụy Mười đi chợ về và tất bật chuẩn bị bữa cơm chiều cho gia đình, Tiểu Bảo Quốc cố nói chuyện to để chứng minh vợ mình bị lãng tai nhưng cuối cùng, người lãng tai lại chính là ông. Tiểu Bảo Quốc được Cẩm Hò và Minh Dũng đưa vào bệnh viện để khám. Bác sĩ chẩn đoán ông bị viêm phế cầu, loại bệnh rất dễ lây lan và cần phải nhập viện để điều trị.

Phế cầu khuẩn thường trú tại đường thở của mỗi người, khi cơ thể bị giảm sức đề kháng, cảm lạnh, phế cầu khuẩn sẽ bùng phát lên và gây bệnh.

Phế cầu khuẩn thường trú tại đường thở của mỗi người, khi cơ thể bị giảm sức đề kháng, cảm lạnh, phế cầu khuẩn sẽ bùng phát lên và gây bệnh.

Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Bay cho biết, những triệu chứng trên của Tiểu Bảo Quốc có liên quan đến bệnh lý viêm phế cầu. Phế cầu khuẩn thường trú tại đường thở của mỗi người, khi cơ thể bị giảm sức đề kháng, cảm lạnh, phế cầu khuẩn sẽ bùng phát lên và gây bệnh. Những vùng thường trú của phế cầu khuẩn trước đó như họng, mũi, xoang, tai, phổi sẽ bị viêm và có thể đi vào máu, gây ra nhiễm trùng huyết, đây là diễn biến bệnh lý rất nặng nề.
Những người dễ mắc phải viêm phế cầu khuẩn là trẻ em (từ 6 tuần đến 6 tuổi), người cao tuổi có sức đề kháng kém và người bị HIV, khi bệnh này thường lây truyền qua đường hô hấp.

Về những khuyến cáo nhằm phòng và ngăn chặn cơ thể bị viêm phế cầu khuẩn, bác sĩ khuyên: “Trẻ em từ 6 tuần tuổi cho đến cả thanh, thiếu niên nên tiêm chủng ngừa phế cầu khuẩn hằng năm. Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng nên tiêm vắc xin, bởi vì trong các mùa dịch có thể gây ra chồng dịch, chồng nhiễm, gây ra sức tàn phá nặng nề hơn”.

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh