CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 03:08

Những người dễ bị nắng nóng tác động nhiều nhất

Chiều 21/5, tại Trung tâm Chống độc của bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận một bệnh nhân nữ, 49 tuổi ở tỉnh Quảng Ninh được chuyển lên trong tình trạng rối loạn ý thức, rối loạn đông máu, tụt huyết áp, tổn thương gan, thận, tim... do bị sốc nhiệt.

Trước đó, bệnh nhân cùng người nhà đã đốt nương trong thời tiết nắng nóng cao điểm, do đám cháy lan nhanh, cố dập lửa trong thời gian kéo dài, sức nóng của lửa và nhiệt độ tăng cao khiến bệnh nhân say nắng, say nóng, rơi vào hôn mê.

Đã có nhiều bệnh nhân nhập viện do sốc nhiệt, bỏng nắng: Bác sĩ chỉ ra những người dễ bị tác động nhiều nhất do nắng nóng - Ảnh 1.

Bệnh nhân đến đăng ký khám bệnh tại Bệnh viện Tim Hà Nội

Theo bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, thời tiết nắng nóng như hiện nay ảnh hưởng đến cơ chế điều hòa thân nhiệt của cơ thể, có thể làm cho nhiệt độ cơ thể tăng cao, con người sẽ rơi vào trạng thái chóng mặt, lơ mơ, rối loạn ý thức. Thân nhiệt tăng cao cũng ảnh hưởng lớn đến chức năng tim phổi, hệ thần kinh... của con người.

Người cao tuổi dễ bị tác động nhiều nhất do nắng nóng

Theo bác sĩ Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu và Đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, người cao tuổi là một trong những đối tượng bị tác động nhiều nhất do nắng nóng. Do người cao tuổi đã có sẵn bệnh nền nên kém thích nghi với sự thay đổi của thời tiết. Khi bị ảnh hưởng trực tiếp với nắng nóng, người cao tuổi dễ bị sốc nhiệt.

Còn với những người cao tuổi bị bệnh đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp, khi bị ảnh hưởng gián tiếp của nắng nóng dễ gây biến chứng. Do vậy, những ngày thời tiết nắng nóng, người cao tuổi cần uống nước thường xuyên, bổ sung hoa quả để đủ lượng vitamin, khoáng chất. Đặc biệt, cần tránh ra nắng trong khoảng từ 10h đến 16h, bởi đây là thời điểm nắng gắt, tia tử ngoại cao...

Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, có nhiều bệnh nhân nhập viện do sốc nhiệt, trung bình bệnh viện tiếp nhận 3 - 5 bệnh nhân đến khám do bỏng nắng, cháy nắng trong thời tiết nắng nóng như hiện nay, trong đó có những trường hợp do tắm biển trong thời gian dài dưới trời nắng nóng. Trong các bệnh nhân nhập viện có cả nam giới, nguyên nhân chủ yếu do nam giới không trang bị các trang phục bảo hộ cần thiết và bôi kem chống nắng khi ra ngoài trời nắng nên rất dễ bị sốc nhiệt, bỏng nắng.

Tương tự, tại Khoa Cấp cứu của Bệnh viện Tim Hà Nội, trung bình một ngày tiếp nhận từ 40 - 50 bệnh nhân cấp cứu do suy tim, viêm phổi, tai biến mạch máu não... trong đó có khoảng 10 trường hợp bị ảnh hưởng do nắng nóng.

MT

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh