THỨ BẨY, NGÀY 09 THÁNG 11 NĂM 2024 11:52

Những lưu ý để giữ an toàn cho trẻ nhỏ khi ở chung cư cao tầng

Những lưu ý để giữ an toàn cho trẻ nhỏ khi ở chung cư cao tầng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn internet.

Lắp lưới che chắn  khe sắt ở lan can ban công, cửa sổ có độ rộng khiến trẻ dễ dàng chui lọt, tránh trường hợp trẻ con hàng xóm hay con, cháu bạn bè đến chơi xảy ra tai nạn đáng tiếc.

Những lưu ý để giữ an toàn cho trẻ nhỏ khi ở chung cư cao tầng - Ảnh 2.

Ảnh minh họa. Nguồn internet.

Nhiều nhà kê bàn uống trà, để chậu cây cảnh ở ban công, lô gia nên trẻ con thường rất dễ leo trèo qua lan can. Tai nạn thương tâm cũng từ đó mà ra.

Cụ thể, đối với những gia đình có trẻ em, lan can bạn công ở các tầng cao cần có chiều cao tối thiểu 1,4m mới có thể bảo đảm an toàn. Đặc biệt ban công không nên làm thanh ngang mà phải làm thanh dọc có khoảng cách không quá 10cm để tránh trường hợp trẻ chui qua.

Ở dưới nền ban công không được để chậu hoa, máy giặt, ghế ngồi hay các đồ dùng có thể giúp các bé leo trèo. Không để bàn, ghế nhẹ tại bất kỳ nơi nào trên ban công vì trẻ em có thể kéo những thứ này ra sát lan can. Ở cửa ngăn cách giữa nhà với ban công thì nên đóng lại khi không có người lớn ở nhà.

Quá trình sinh hoạt, người lớn cũng nên đóng cửa ban công hoặc lắp các thiết bị kính chắn, lưới thép theo hướng dẫn vừa đảm bảo an toàn phòng cháy vừa an toàn cho trẻ… 

Trẻ nhỏ rất tò mò, hiếu động, luôn muốn khám phá những khu vực mới mẻ trong nhà nên cha mẹ phải luôn theo sát mọi hoạt động của con. Nhất là trẻ dưới 6 tuổi thì luôn phải có người lớn bên cạnh, không để trẻ một mình khi cửa ban công, cửa sổ vẫn mở, không được rào, chắn an toàn.

Phụ huynh cũng được khuyến cáo không bế con ra ban công thường xuyên. Việc này sẽ tạo cho trẻ cảm giác quen thuộc, an toàn, từ đó có thể tự ý trèo lên lan can hoặc các vị trí nguy hiểm trong lúc cha mẹ không chú ý. Ngoài ra cần phải hướng dẫn, cảnh báo con tránh xa các vị trí nguy hiểm.

Những lưu ý để giữ an toàn cho trẻ nhỏ khi ở chung cư cao tầng - Ảnh 3.

Ảnh minh họa. Nguồn internet.

Các bậc phụ huynh cần giám sát không được để trẻ tự ý ra vào hoặc bấm công tắc điều khiển thang máy, bởi trẻ có thể bị kẹt tay, vấp ngã, hoa mắt chóng mặt… nghiêm trọng hơn là gặp sự cố hỏng thang máy, rơi thang máy.

Cuối cùng chúng ta cần chú ý khu vực tầng hầm chung cư (thường là nơi trông giữ xe). Nếu trẻ ở lâu trong tầng hầm có thể bị khó thở hoặc chóng mặt, nhất là khi trời nắng nóng. Cha mẹ nên hạn chế tối đa đưa trẻ xuống khu vực này hoặc để trẻ ở lại trong ô tô của tầng hầm.

BP (tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh