THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 08:38

Những lưu ý cần tránh khi ăn cua mát bổ ngày hè

 

Phụ nữ có thai giai đoạn đầu

Phụ nữ mang thai những tháng đầu, hay thai nhi yếu tuyệt đối không nên ăn cua đồng. Bởi vì do tính độc trong cua không tốt cho sự phát triển của trẻ. Hơn nữa, cua có tính hàn dễ gây ra đau bụng, đặc biệt công năng phá thai cũng gần giống như một khối u trong cơ thể nên nếu ăn cua đồng sẽ dễ bị sảy thai hoặc sinh non.


Với những trường hợp thai nhi yếu, phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên ăn cua đồng.

Với những trường hợp thai nhi yếu, phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên ăn cua đồng.

Người bị hen, cảm

Theo Đông y, cua đồng vốn có tính hàn, vậy nên hạn chế sử dụng cho những người hay bị nhiễm lạnh, đặc biệt với những người bị ho do hen hay cảm lạnh, cảm cúm. Vì nếu ăn vào tính hàn sẽ làm cho bệnh về hô hấp trở nên nặng hơn.

Tuy nhiên qua đợt bệnh thì vẫn có thể dùng, không nên kiêng khem tuyệt đối vì trong cua rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe.

Người bị bệnh gút, tim mạch

Có 2 lý do chính khiến người bị bệnh gút không được phép ăn cua đồng. Thứ nhất là do hàm lượng protein trong cua đồng rất cao, điều này khiến bệnh gút chuyển biến trầm trọng thêm. Thứ hai là tính hàn của cua đồng làm cho các chỗ sưng bị bệnh, dễ bị nhiễm lạnh, phát bệnh gây đau nhức, sưng tấy.

Bên cạnh đó, người bị tim mạch cũng không nên ăn, bởi vì gạch cua có chứa nhiều cholesterol. Việc tích tụ cholesterol lâu dài sẽ khiến bệnh chuyển biến nặng hơn.

Người mới ốm dậy

Hệ tiêu hóa của người mới ốm dậy chưa thật sự ổn định nên rất dễ bị nhiễm lạnh và đau bụng. Cua đồng là thực phẩm mang tính hàn, với người ốm dậy thì hạn chế ăn. Đặc biệt với người bụng dạ yếu nếu ăn cua đồng sẽ càng khiến bệnh nặng và khó chữa hơn.

Người có cơ địa dị ứng

Theo dân gian, những người dễ bị mẩn ngứa, mề đay nên hạn chế đồ tanh, đặc biệt khi bạn đang bị dị ứng, tuyệt đối không nên ăn cua.

Lưu ý: Cua đã chế biến nên ăn ngay, không đun lại nhiều lần, không chế biến cua đã chết và không uống trà và ăn hồng sau khi ăn cua.

Cách phân biệt cua nuôi và cua đồng

- Cua đồng thường có màu vàng óng, mai cua bóng và cua rất khỏe. Cua nuôi thì có màu đen, mai cua không có độ bóng và mình cua nhiều bùn đất, thường cua nuôi rất yếu nên khi người bán để trong chậu thì cua ít bò, và dễ rụng càng.

- Dùng tay tách nhẹ yếm cua xem màu gạch cua: cua sông có gạch vàng, cua nuôi gạch đen xanh. Cua sông nhỏ càng, vỏ bóng; cua nuôi càng to, dùng ngón tay gõ vào càng nghe âm thanh rỗng, ốp. Cua sông thịt chắc, dai, ngọt; còn thịt cua nuôi nát, ăn có vị mặn chát.

Khi chế biến, bạn cần làm sạch, loại bỏ vắt, sán, trứng giun sán, ấu trùng... bằng cách ngâm với nước muối để ký sinh trùng bò ra.

theo Giadinh.Net

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh