CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 06:24

Những kỹ năng giảm thiệt hại do thiên tại, bão, lũ

Có kế hoạch phòng chống

Đây là một trong những kĩ năng và yếu tố vô cùng quan trọng trong việc phòng chống bão lũ. Việc xác định được chỗ bạn sinh sống có thường xuyên và dễ xảy ra bão lũ hay không rất cần thiết. Nếu nơi ở của bạn ở trong vùng tâm bão hay dễ xảy ra ngập lụt nếu có bão lũ thì cần có kế hoạch gia cố lại nơi ở hoặc có các công trình phòng chống bão lũ kịp thời. Nếu trong tình trạng khẩn cấp phải di dời kịp thời người và tài sản tới nơi an toàn sớm nhất có thể. Hãy có sẵn vài kế hoạch phòng tránh khác nhau để hạn chế tối đa thiệt hại do bão lũ gây ra.

Chuẩn bị đủ những thứ cần thiết nếu bão lũ xảy ra

Thiên tai luôn là vấn đề khó tránh khỏi, đặc biệt là bão lũ. VÌ vậy nếu xảy ra bão lũ thì trước đó bạn nên có sự chuẩn bị kĩ lưỡng nếu có bão lũ xảy ra. Sau đây là một số tiếp liệu cần thiết bạn cần chuẩn bị để vượt qua bão lũ:

1. Nước sạch, nước luôn là thứ quan trọng và ưu tiên hàng đầu nếu có bão lũ xảy ra. Bạn cần chuẩn bị khoảng 3.7 lít nước cho mỗi người dùng trong một ngày

2. Thức ăn, trong bão lũ thì bạn nên chuẩn bị các loại thức ăn có thể bảo quản được lâu trong môi trường khắc nghiệt. Ví dụ như: đồ ăn liền, thức ăn đóng hộp, trái cây, rau, gia vị cần thiết. Đảm bảo dinh dưỡng tối thiểu, đặc biệt là cho trẻ nhỏ.

3. Hộp thuốc y tế có các loại thuốc cơ bản như thuốc cảm, đau đầu, thuốc đau bụng, kháng sinh... cùng một vài vật dụng sơ cứu cần thiết phòng trong trường hợp có tai nạn xảy ra ngoài ý muốn.

4. Các vật dụng cứu hộ cần thiết như: đèn bin, phao cứu nạn, đèn báo hiệu, thiết bị truyền và phát sóng, la bàn và một số dụng cụ kĩ thuật cơ bản khác.

5. Ngoài ra quần áo và một số vật dụng cá nhân cơ bản cũng cần được chuẩn bị kĩ trước phòng trường hợp bão lũ xảy ra bất ngờ.

Việc chuẩn bị để phòng chống bão lũ là rất cần thiết vì vậy những đồ dùng được chuẩn bị cũng cần được bảo quản ở nơi thích hợp, an toàn và dễ dàng lấy ra sử dụng lúc xảy ra bão lũ.

 

Có các số điện thoại liên lạc khẩn cấp

Bão, đặc biệt là lũ thường xảy ra một cách bất ngờ và khó lường. Vì vậy có các số liên lạc để ứng cứu khẩn cấp là vô cùng cần thiết

Thứ nhất: Số điện thoại của người thân quen gần nhất để có thể giúp đỡ

Thứ hai: Số điện thoại của cơ quan chức năng gần nhất nơi bạn đang sinh sống

Thứ ba: Các đường dây nóng của các cơ quan cứu hộ khẩn:

- 114: chữa cháy và cứu hộ cứu nạn

- 115: cấp cứu y tế

Lưu ý: đảm bảo thông tin liên lạc cũng là một trong những yếu tố sống còn giúp bạn sống sót qua bão lũ.

Tìm nơi trú ẩn an toàn

Nếu lũ lụt bất ngờ xảy ra thì điều đầu tiên bạn cần làm là giữ bình tĩnh và tìm nơi trú ẩn an toàn cho bản thân. Đối với lũ lụt bạn nên tìm nơi cao ráo và kiên cố để tránh bị ngập nước cuốn trôi. Đối với các dạng lũ quét sạt lở thì bạn nên tránh các khu vực sườn đồi núi, hoặc nơi có đất đá nhà cửa dễ sạt lở. Đặc biệt không trú ẩn trong các ngôi nhà ở chân núi hoặc gần sông suối để trú ẩn. Nếu nơi bạn sống có bão lũ xảy ra thì hãy làm theo sự sắp xếp và hướng dẫn di dời của các cơ quan chức năng nơi bạn đang sống để có được nơi trú ẩn an toàn.

Bảo vệ tài sản và thu hoạch hoa màu

Để hạn chế tối đa thiệt hại về tài sản do bão lũ gây ra, cần có kế hoạch cất dữ, di dời tài sản tới nơi an toàn. Xác định phạm vi bão có thể gây ảnh hưởng hoặc khu vực nếu có lũ xảy ra sẽ có những thiệt hại nặng để chuyển những tài sản giá trị, dễ hư hỏng tới nơi kiên cố và an toàn hơn. Bên cạnh đó, trước lúc có bão lũ xảy ra, nên thu hoạch hoa màu, tu sửa, nạo vét kênh mương, đảm bảo hệ thống thoát nước hoạt động tốt nếu có lũ xảy ra.

Đồng thời để tránh những hư hại đáng kể về nhà cửa thì bạn nên tỉa các cành cây quanh nhà dễ gãy đổ, gây nguy hiểm cho người và tài sản. Tiến hành nạo vét kênh rạch, khơi thông đường dẫn thoát nước để tránh tình trạng ô nhiễm và một số dịch bệnh có thể bùng phát sau bão lũ.

Học một số kĩ năng mềm khác

Ngoài việc chuẩn bị kĩ lưỡng về mặt vật chất thì để phòng chống bão lũ hiệu quả, an toàn bạn cũng cần chuẩn bị cho mình một tâm thế vững vàng tránh hoảng loạn và nóng vội. Nên tham gia một số lớp tập huấn phòng chống bão lũ mà các cơ quan địa phương tổ chức định kì. Học hoặc dạy cho người thân một số kĩ năng như bơi lội hay phải làm gì nếu gặp các tình huống nguy hiểm trong bão lũ. Học một số kĩ năng sơ cứu, cứu hộ cơ bản để có thể dùng trong trường hợp cần thiết. Rèn luyện và giữ gìn sức khỏe thật tốt để bảo vệ bản thân và người khác trong tình trạng thiên tai khắc nghiệt.

 

Cách chằng chống nhà cửa tránh bão

*Chằng, néo ngoài nhà: Nhà không xây tường mà làm bằng gỗ, tre thì dùng dây sắt 6, hoặc dây nilong (có đường kính lớn) néo tại điểm liên kết kèo và cột, kéo xuống đất ngoài nhà, một góc 45o, không nên đống cộc để buộc dây, mà chôn một đoạn cây khoảng 0,8-1m, ở giữa được buộc một dây sắt 6 hình chữ U dài 1-1,2m, mặt đất được đào hình chữ T, sâu khoảng 0,8 đến 1m, phía đỉnh chữ T để thanh ngang, phía chân chữ T để dây sắt chữ U như mô tả ở trên và dùng dây đã cố định ở đỉnh cột, buộc hoặc kéo móc tangđơ vào chữ U cho thật căng, cứ nổi cột có môt dây về tất cả các phía, như kiểu cắm trại.

*Chống, chằng trong nhà: Dùng các cây tre, gỗ, ván dài hơn các cột trong nhà để chống, vào đầu cột, điểm liên kết cột và kèo, gió chiều nào thì chống phía ấy, chú ý: phía chân phải được cố định tránh cột chống di chuyển. Nếu nhà nhiều cột cũng có thể liên kết các cột với nhau bằng các cây tre, gỗ buộc chéo chằng lại.

*Đằn mái nhà: Khi nhà lợp tôn thì sử dụng bao cát chặn lên mái, tại các vị trí có đòn tay, nhất là rìa mái dọc và ngang của mái tôn, số bao có cát càng nhiều càng tốt, các bao cát được liên kết với nhau bằng một sợi dây hoặc thanh tre; tuyệt đối không dùng đá viên lớn, đá nhỏ bỏ vào bao tải, gạch, blo hay đồ vật cứng, ngắn; để chặn trên mái nhà. Hiện nay, các loại bao tải đều có chất dễ phân hủy khi có ánh nắng mặt trời. Do đó, để khỏi bị cát bay về mùa khô, đá rơi khi bao bị hủy nên trộn lẫn cát với xi măng dạng vữa bê tông mác 50. Như vậy, việc chặn mái được lâu dài, khi bao đã hủy thì khối cát, đá vẫn còn lại cho các năm sau.

+ Các nhà lợp bằng pibroximang khi néo bằng dây thép phải chú ý điểm dây thép tiếp xúc với tôn ở đây dễ bị ăn mòn, cho nên phải buộc lại trước khi bão đến hoặc có người di chuyển trên mái nhà, dễ gây tai nạn; tốt nhất là buộc bằng dây cước. Để chắc chắn hơn thì dùng dây cáp choàng qua mái tôn, kéo xuống đất để chằng néo theo kiểu néo chữ T ở trên, không buộc vào gốc cây có cành lá lớn cây đổ, nhà đổ theo.

*Chốt cửa:Tất cả các cửa gỗ, cửa sắt kéo, có thể dùng tre, gỗ nẹp lại bằng đinh hay dây thép, nhất là các cửa khi mở đẩy vào, che chắn lỗ thông gió, nếu cửa kính để tránh vở nên dùng băng dính dán chéo chữ X mặt trong kính.

+ Kiểm tra các vị trí dễ bị gió lật để có biện pháp ứng phó trước. Việc chằng chống nhà cửa, cho dù nhà đã được xây dựng kiên cố đều phải được quan tâm đúng mức, mới mong nhà không bị tốc mái hay ngã sập.

*Chặt hoặc tỉa cành:  Tất cả các cây, cành to gần nhà phải chặt hoặc tỉa cànhđể tránh cây, cành có thể đổ ngã khi có gió mạnh.

*Chú ý: Hệ thống điện và phương tiện điện tử, cắt cầu giao tổng của hệ thống điện, hạ cột anten tivi, chặt cây cối va quệt vào đường dây điện trần.

MINH CHÂU (tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh