Những khả năng lây lan nhanh của COVID-19: Người không có triệu chứng bệnh vẫn có thể phát tán virus
- Y học 360
- 21:25 - 23/03/2020
Nếu thường xuyên theo dõi những cập nhật mới nhất về tình hình dịch bệnh COVID-19, chúng ta sẽ thấy các trường hợp mắc bệnh liên tục tăng, điều này khiến người dân không khỏi hoang mang và đặt ra câu hỏi vì sao COVID-19 có thể lây lan nhanh như vậy? COVID-19, bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus mới gây ra, đã làm hàng trăm ngàn người mắc bệnh trên toàn cầu.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), những người mắc COVID-19 có một loạt các triệu chứng tương tự như cúm, bao gồm sốt, ho khan, mệt mỏi, đau họng và nhức đầu. Trong những trường hợp nặng hơn, người mắc có biểu hiện khó thở. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), COVID-19 có thể dẫn đến các biến chứng như viêm phổi và viêm phế quản. Nặng hơn, viêm phổi có thể khiến các bệnh nhân tử vong, nhất là các trường hợp đã có bệnh nền.
Hiện tại, CDC cho biết người dân ở Haiti được cho là dễ lây lan nhất khi họ có nhiều triệu chứng nhất, khi hay cảm thấy bệnh nặng nhất. Một số lây lan có thể có thể có trước khi mọi người xuất hiện các triệu chứng.
Nhưng trong các nghiên cứu mới gần đây, các chuyên gia bắt đầu tự hỏi liệu những người có triệu chứng nhẹ hay không có triệu chứng nào rõ ràng có khả năng lây bệnh cho người khác hay không. Đây là một trong những câu hỏi hóc búa đang thách thức các nhà khoa học. Nếu ngay cả những người chưa phát lộ triệu chứng của bệnh cũng có thể lây nhiễm thì việc dập dịch sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Dưới đây sẽ là những chia sẻ của các chuyên gia về cách ủ bệnh và phương thức lây lan, đi kèm là những gì bạn nên làm để giữ an toàn cho bản thân và bảo vệ những người xung quanh khỏi dịch bệnh.
Những khả năng lây lan nhanh của COVID-19
Theo CDC, COVID-19 thường lây lan từ người bị nhiễm sang người khác qua các giọt bắn được đẩy ra không khí khi ho hoặc hắt hơi. Những giọt đó khi tiếp xúc gần được người khác hít vào, gây lây nhiễm. Coronavirus cũng có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, chẳng hạn như chạm tay hoặc bắt tay.
Bạn cũng có thể nhiễm vi-rút bằng cách chạm vào bề mặt bị ô nhiễm và sau đó sờ tay lên mắt, mũi, miệng trước khi đi rửa tay. Mặc dù đây không phải là cách lây lan của virus, nhưng theo CDC, các chuyên gia cho rằng đây cũng là một khả năng dễ gây lây nhiễm.
Trong nghiên cứu mới của mình trên Tạp chí Y học New England, Tiến sĩ Fernando đã chỉ ra rằng COVID-19 có thể tồn tại tối đa 3 giờ trong không khí; tối đa 4 giờ trên bề mặt làm bằng chất liệu đồng; tối đa 24 giờ trên bìa giấy cứng và tối đa 2-3 ngày trên nhựa và thép không gỉ.
Thời gian ủ bệnh của virus?
Khoảng 2 đến 14 ngày. Tức là mọi người xung quanh hoàn toàn có thể bị lây nhiễm virus trước khi người nhiễm bắt đầu có các triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên, trung bình hầu hết các bệnh nhân có thời gian ủ bệnh là 10 ngày.
Vậy, không có biểu hiện nhiễm COVID-19 vẫn có thể lây truyền cho người khác hay không?
Ví dụ, báo cáo về một trường hợp được công bố trên Tạp chí Y học New England, một phụ nữ từ Thượng Hải đến Đức để đi công tác từ ngày 19 tháng 1 đến ngày 22 tháng 1. Cô ấy không có triệu chứng nhiễm virus trong thời gian này và chỉ trở bệnh trên chuyến bay trở về Trung Quốc. Cô được chẩn đoán mắc COVID-19 vào ngày 26 tháng 1.
Nhưng vào ngày 24 tháng 1, một doanh nhân đã gặp người phụ nữ trên vào ngày 20 và 21 tháng 1 đã phát hiện các triệu chứng của bệnh. Anh ấy trở lại làm việc vào ngày 27 tháng 1 sau đó đã được kết luận dương tính với COVID-19. Điều này chứng tỏ rằng mọi người có thể bị lây nhiễm COVID-19 trước khi có các triệu chứng rõ ràng.
Trong một nghiên cứu được đăng lên medRxiv, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng 48% trường hợp nhiễm bệnh được nghiên cứu ở Singapore có khả năng bị lây truyền bởi những người không có biểu hiện bệnh hoặc chưa được xét nghiệm chẩn đoán. Tại tỉnh Thiên Tân, Trung Quốc, 62% các trường hợp được phân tích là do những người mang virus mà không có triệu chứng rõ ràng.
Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science cũng phát hiện ra rằng phần lớn các trường hợp ở Trung Quốc đã bị lây nhiễm mà không có dấu hiệu rõ ràng, trong giai đoạn trước khi nước này hạn chế đi lại ở tỉnh Hồ Bắc vào ngày 23 tháng 1. Các trường hợp ban đầu đều có biểu hiện không quá nghiêm trọng, dường như đã tạo điều kiện cho sự lây lan nhanh đến chóng mặt của virus ở Trung Quốc.
Đó là lý do tại sao các biện pháp phòng ngừa là vô cùng quan trọng
CDC nói rằng cách tốt nhất để giảm tỷ lệ mắc COVID-19 của bạn là tránh tiếp xúc với virus, vì hiện tại chưa có vắc-xin. Trên thực tế, những nghiên cứu mới này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân theo các khuyến nghị về phòng chống lây nhiễm dịch bệnh.
Các hành động phòng ngừa sau đây có thể giúp bảo vệ chính bạn và những người xung quanh:
- Tránh chạm vào mắt, miệng hoặc mũi.
- Tránh tiếp xúc gần với bất cứ ai có dấu hiệu bị bệnh.
- Rửa tay kỹ và thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây.
- Sử dụng nước rửa tay chứa cồn khi không có sẵn xà phòng và nước.
- Làm sạch và khử trùng các vật và bề mặt thường xuyên chạm vào.
- Ở nhà nếu bạn phát triển các triệu chứng sốt, ho khan hoặc cúm.
- Thực hiện theo các khuyến nghị của Bộ Y tế và duy trì khoảng cách với những người khác.
- Tránh du lịch không cần thiết đến các khu vực có ổ dịch COVID-19.
- Truy cập trang web của sở y tế địa phương để đảm bảo bạn đang nhận được cập nhật chính xác.
Do chủng mới virus corona (COVID-19) chưa từng được xác định trước đó, các giai đoạn lây bệnh vẫn trong giai đoạn nghiên cứu thì mỗi cá nhân nên chủ động bảo vệ bản thân và gia đình bằng cách thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Nguồn: Prevention