THỨ BẨY, NGÀY 09 THÁNG 11 NĂM 2024 11:31

Những hình ảnh cuối cùng về cầu sắt Bình Lợi - khép lại 118 năm mang sứ mệnh lịch sử

Cầu sắt Bình Lợi cũ bắc qua sông Sài Gòn, nối quận Thủ Đức - quận Bình Thạnh (TP.HCM) đã được tháo dỡ ngày 8/5 vừa qua, sau khi cây cầu mới đưa vào khai thác hồi tháng 9/2019.

Những hình ảnh cuối cùng về cầu sắt Bình Lợi - cây cầu nối liền 2 thế kỷ, khép lại 118 năm mang sứ mệnh lịch sử  - Ảnh 1.

Cầu sắt Bình Lợi cũ được đưa vào khai thác năm 1902, đến nay đã trải qua 118 năm lịch sử, là cầu đường sắt vượt sông Sài Gòn đầu tiên được xây dựng. Cầu có chiều dài 280,4m, gồm 6 nhịp dàn thép vòm, mặt cầu thiết kế đi chung đường sắt và đường bộ.

Những hình ảnh cuối cùng về cầu sắt Bình Lợi - cây cầu nối liền 2 thế kỷ, khép lại 118 năm mang sứ mệnh lịch sử  - Ảnh 2.

Trong và những năm sau chiến tranh, cầu bị hư hỏng nhiều lần, được gia cố hàng loạt hạng mục như móng, các nhịp giàn thép, bọc thân trụ...

Những hình ảnh cuối cùng về cầu sắt Bình Lợi - cây cầu nối liền 2 thế kỷ, khép lại 118 năm mang sứ mệnh lịch sử  - Ảnh 3.

Đến ngày 14/9/2019, chuyến tàu Bắc - Nam chạy qua cầu Bình Lợi mới, từ đó cầu sắt Bình Lợi cũ chấm dứt sứ mệnh sau 117 năm hoạt động.

Những hình ảnh cuối cùng về cầu sắt Bình Lợi - cây cầu nối liền 2 thế kỷ, khép lại 118 năm mang sứ mệnh lịch sử  - Ảnh 4.

Ngoài việc tháo dỡ những nhịp cầu đã hư hỏng nặng, không thể khai thác, sử dụng, Bộ GTVT cũng đã có công văn yêu cầu Ban quản lý dự án triển khai việc bảo tồn đối với các danh mục tài sản thuộc cầu đường sắt Bình Lợi cũ được giữ lại để bảo tồn. Cụ thể, nhịp số 1, số 2 cầu đường sắt cũ và 1 tháp canh phía quận Thủ Đức sẽ được giữ lại, tiến hành bảo tồn.

CLIP: Những hình ảnh cuối cùng về cầu sắt Bình Lợi - cây cầu nối liền 2 thế kỷ.

Theo Ban quản lý dự án 7, (thuộc Bộ Giao thông vận tải - cơ quan có thẩm quyền nhà nước quản lý dự án xây dựng cầu Bình Lợi mới), cho biết theo kế hoạch, thời gian tháo dỡ cầu cũ sẽ hoàn thành sau 40 ngày, tức từ nay đến khoảng giữa tháng 06/2020.

Thông tin trên Người lao động, Sở Giao thông vận tải TP HCM cho biết, việc tháo dỡ cầu Bình Lợi là điều kiện thuận lợi để TP kết nối các tỉnh Đông Nam Bộ bằng các loại vận tải thủy có trọng tải lớn, giúp giảm tải lượng hàng hóa từ Bình Phước, Bình Dương về các cảng biển bằng đường bộ. Sau khi hoàn thành tháo dỡ cầu, phạm vị khu vực phía quận Bình Thạnh, Sở Giao thông Vận tải dự kiến sẽ nghiên cứu xây dựng bến thủy nội địa phục vụ vận tải hành khách và du lịch.

HẠ VŨ/CLIP: KINGPRO

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh