CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:05

Những đối tượng được WHO khuyên tiêm vaccine Moderna

Ngày 30/04/2021, WHO phê duyệt sử dụng khẩn cấp vaccine Moderna của Mỹ, bảo chứng vaccine này an toàn và hiệu quả. Đây cũng là vaccine phòng COVID-19 thứ 5 được phê duyệt tại Việt Nam.

Theo Trung tâm Tiêm chủng vaccine VNVC, vaccine Moderna (còn có tên khác là Skipevax hay mRNA-1273) là loại vaccine phòng Covid-19 được sản xuất theo công nghệ mới sử dụng vật chất di truyền RNA cho hiệu quả phòng bệnh lên tới 94.1%, hiện vaccine Moderna được FDA và EUA công nhận. Đây là tín hiệu hứa hẹn cho việc đẩy nhanh tiến độ đưa vaccine Moderna vào sử dụng rộng rãi trong bối cảnh virus SARS-CoV-2 đã xuất hiện ở tất cả các Châu lục.

Vào lúc Covid-19 vẫn còn khu trú ở Trung Quốc, Giám đốc đầu điều hành của Công ty Công nghệ sinh học Moderna là Stéphane Bancel đã cảm nhận "đại dịch" sẽ hoành hành trên thế giới. Ngay khi có những thông tin di truyền của virus, Moderna đã bắt tay ngay vào việc sản xuất vaccine Moderna khắc chế "virus toàn cầu" này. Trong vòng chưa đầy một năm, Stéphane Bancel đã đưa Moderna lên vị trí hàng đầu trong cuộc đua vaccine phòng Covid-19.

Công nghệ RNA thông tin là bước chuyển lớn so với công nghệ bào chế vaccine truyền thống (thường dùng virus đã bị làm yếu, virus đã chết hoặc một phần của virus). Ưu điểm lớn nhất của công nghệ này là không cần nuôi protein virus tinh khiết, phân tử mRNA đơn giản hơn nhiều so với protein. Đối với vaccine, mRNA được sản xuất bằng phương pháp hóa học tổng hợp chứ không phải sinh học, do đó việc thiết kế lại, mở rộng quy mô và sản xuất hàng loạt nhanh hơn nhiều so với vắc xin truyền thống. Điều này giúp các nhà khoa học tiết kiệm thời gian để chuẩn hóa chi tiết dữ liệu về virus SARS-CoV-2, từ đó đẩy mạnh sản xuất vaccine nhanh chóng hơn, đáp ứng hiệu quả khi có đại dịch xảy ra trong thời gian ngắn và quy mô rộng lớn.

Moderna là một trong số những công ty đầu tiên thử nghiệm vaccine Covid-19 trên người, bắt đầu từ giữa tháng 3. Theo kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối được Moderna công bố tháng 4/2021, vaccine cho hiệu quả phòng bệnh cao (94.1%), ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm, giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong do bệnh.

Tạp chí điện tử Zingnews cho biết thêm, nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược của WHO (SAGE) về tiêm chủng đã đưa ra khuyến nghị tạm thời về việc sử dụng vaccine mRNA-1273 cho những người trên 18 tuổi.

Do nguồn cung cấp vaccine còn khan hiếm, WHO khuyến cáo các nước nên ưu tiên tiêm chủng cho nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao và người lớn tuổi. Khi đã có nhiều vaccine hơn, các nhóm ưu tiên bổ sung nên được tiêm chủng, đặc biệt là những người dễ bị ảnh hưởng bởi Covid-19 hoặc có bệnh lý nền.

Những người trong nhóm được xác định có thể mắc bệnh nặng khi nhiễm nCoV cũng nên xem xét việc tiêm vaccine của Moderna sớm. Nhóm này bao gồm bệnh phổi mạn tính, bệnh tim nghiêm trọng, béo phì nặng, tiểu đường, bệnh gan và nhiễm HIV.

Ngoài ra, những người từng mắc Covid-19 vẫn nên tiêm vaccine. Tuy nhiên, trường hợp này có thể hoãn tiêm trong 6 tháng kể từ thời gian bị nhiễm nCoV.

Vaccine của Moderna được đánh giá có hiệu quả với phụ nữ đang cho con bú tương tự những trường hợp khác. Do đó, WHO khuyến cáo người đang nuôi con bằng sữa mẹ có thể tiêm phòng. Họ không cần dừng cho con bú sau khi tiêm vaccine.

Những ai đủ điều kiện tiêm vaccine Moderna của Mỹ? - Ảnh 1.

Vaccine Moderna

Đối tượng không nên tiêm vaccine Moderna gồm:

- Người có phản ứng dị ứng nặng sau khi tiêm liều đầu tiên của vaccine mRNA-1273.

- Người đã có phản ứng dị ứng nặng với bất kỳ thành phần của vaccine này.

- Người dưới 18 tuổi.

- Người cao tuổi, sức khỏe rất yếu có tuổi thọ dự kiến dưới 3 tháng nên xem xét.

* Đến nay, vaccine mRNA-1273 chưa được nghiên cứu ở cả trẻ em và phụ nữ mang thai. Song, Moderna dự kiến sẽ sớm tiến hành thử nghiệm vắc xin Covid-19 trên 3.000 trẻ em từ 12 đến 17 tuổi.

PHƯƠNG ANH (T/H)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh