THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 09:09

Những điều ít biết về ung thư cổ tử cung

Xét nghiệm phết tế bào (Papp) định kỳ

Xét nghiệm phết tế báo (Pap) là lấy mẫu từ cổ tử cung để phát hiện tế bào tiền ung thư, những thay đổi bất thường trước khi chúng biến thành ung thư. 

Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung đã giảm 60% sau 10 năm xét nghiệm này được đưa ra (1950). Vì vậy các chuyên gia khuyên, phụ nữ cần thực hiện xét nghiệm này 3 năm 1 lần để phát hiện ung thư sớm và điều trị kịp thời, tăng khả năng sống sót.

Những điều ít biết về ung thư cổ tử cung - Ảnh 1.

Xét nghiệm phết tế bào giúp phát hiện ung thư cổ tử cung sớm. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Kết hợp xét nghiệm HPV và Pap

Phụ nữ từ 30 đến 65 tuổi cần thực hiện thử nghiệm đồng thử nghiệm - HPV và Pap 5 năm 1 lần để tăng tỷ lệ phát hiện bệnh thành công và có phương pháp điều trị chặt chẽ, phù hợp hơn nếu mắc ung thư cổ tử cung.

Trong nghiên cứu được công bố trên tờ báo Sức khỏe phụ nữ, bác sĩ Kathy MacLaughlin của Mayo Clinic (Mỹ) chuyên nghiên cứu về xét nghiệm Pap, HPV và sinh thiết tử cung cho biết, tỷ lệ người thực hiện các xét nghiệm phát hiện ung thư cổ tử cung vẫn thấp, chỉ 2/3 phụ nữ ở độ tuổi 30 - 65 làm điều này.

Một mũi tiêm có thể ngăn chặn hầu hết bệnh ung thư liên quan đến HPV

HPV (papillomavirus ở người) là một nhóm gồm 200 loại virus có thể gây nên bệnh ung thư dương vật và cổ tử cung. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (Mỹ) đã phê duyệt 3 loại vắc xin có thể ngăn ngừa các bệnh ung thư do HPV gây ra tới 70%.

Những điều ít biết về ung thư cổ tử cung - Ảnh 2.

Vắc xin HPV có thể ngăn ngừa các bệnh ung thư gây ra do vi rút này. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Vắc xin HPV không chỉ dành cho thanh thiếu niên

Vắc xin HPV được khuyên sử dụng cho cả nam và nữ ở độ tuổi từ 27 đến 45. Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất để thực hiện liệu trình này là trước khi phát sinh quan hệ tình dục.

HPV không phải lúc nào cũng gây ra ung thư cổ tử cung

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (Mỹ), HPV là một loại vi rút phổ biến, có khoảng 14 triệu người tại nước này nhiễm HPV, bao gồm cả trẻ vị thành niên, nhưng hầu hết các trường hợp không trở nặng và khỏi nhanh. Bác sĩ Kathy MacLaughlin cũng cho biết: "Đây là một loại STD (bệnh lây qua đường tình dục) bất kỳ ai đã quan hệ tình dục đều bị phơi nhiễm nhưng những trường hợp gây nên tình trạng nghiêm trọng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ".

Phụ nữ dưới 30 tuổi không cần thực hiện đồng xét nghiệm

Theo Hiệp hội Ung thư Canada, phụ nữ dưới 30 tuổi không cần thực hiện song song 2 xét nghiệm HPV và Pap. Phụ nữ ở độ tuổi này chỉ nên xét nghiệm HPV khi kết quả Pap cho thấy tử cung có dấu hiệu bất thường.

Người già vẫn có thể mắc ung thư cổ tử cung

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư phụ khoa (Mỹ) công bố năm 2018, cứ 5 phụ nữ trên 65 tuổi thì có 1 người được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung. Phụ nữ ở độ tuổi này được khuyến cáo ngừng thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ nhưng vẫn cần gặp bác sĩ và yêu cầu xét nghiệm nếu có triệu chứng bất thường.

Không có triệu chứng cho đến khi ung thư phát triển

Các triệu chứng của ung thư cổ tử cung có thể chỉ xuất hiện khi các tế báo ung thư đã phát triển và lan rộng. Căn bệnh này có các dấu hiệu như sau: Chảy máu âm đạo ngoài kỳ kinh, đau bụng, đi tiểu nhiều, mệt mỏi, sụt cân bất thường, đau, chảy máu khi quan hệ tình dục...

Hút thuốc gây ung thư

Hút thuốc sẽ khiến cơ thể giảm khả năng tự loại bỏ vi rút gây bệnh nên nguy cơ mắc ung thư sẽ tăng lên đáng kể.

Vòng tránh thai (IUDs) có thể ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

Theo báo cáo của các bác sĩ Khoa Sản phụ và Y học Dự phòng, Trường Y khoa Keck và trường Công tác Xã hội Suzanne Dworak-Peck, Đại học Nam California, Mỹ, vòng tránh thai có thể giảm 1/3 nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung bởi cơ thể có cơ chế tự miễn dịch với thiết bị ngoại lai, khi đó, các phản ứng miễn dịch ấy cũng sẽ tiêu diệt HPV gây bệnh.

Những điều ít biết về ung thư cổ tử cung - Ảnh 4.

Vòng tránh thai (IUDs) có thể ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Phương pháp điều trị đang cải thiện

Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ tử cung là gần 75% và nếu phát hiển sớm, căn bệnh này có thể chữa khỏi thành công.

Các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh

Theo bác sĩ Stephanie V.Blank, Giám đốc Khoa Ung thư phụ khoa của hệ thống y tế Mount Sinai, các yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung:

- Quan hệ khi cònthưỏ.

- Quan hệ tình dục với nhiều người.

- Uống thuốc tránh thai liên tục trong hơn 5 năm.

- Dương tính với HIV.

Vi khuẩn âm đạo mất cân bằng có thể gây ung thư cổ tử cung

Theo Nature Reseach: Bệnh nhân mắc bệnh ung thư cổ tử cung và có dấu hiện tiền ung thư có quần thể vi khuẩn khác với phụ nữ bình thường. Phó giáo sư, tiến sĩ Melissa M. Herbst-Kralovetz, Đại học Y Phoenix đã khảo sát ở 100 phụ nữ tiền mãn kinh và đưa ra kết luận, ở những trường hợp ung thư và tiền ung thư, vi khuẩn tốt lactobacilli bị thay thế bằng vi khuẩn xấu, gây bệnh.

Theo NHẬT LỆ/Vnexpress

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh