Những chính sách mới áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức từ 1/7
- Y học 360
- 19:56 - 13/06/2020
Thứ nhất: 3 trường hợp công chức được tuyển dụng không qua thi tuyển
Đây là một trong những nội dung tại Thông tư 03/2019/TT-BNV sửa đổi, bổ sung quy định tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức. Theo đó, 3 trường hợp sau không cần thi tuyển:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, có ít nhất 5 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học;
- Đã là cán bộ, công chức cấp huyện trở lên được điều động, luân chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập; lực lượng vũ trang, cơ yếu; tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp…
- Là công chức cấp phòng trở lên, được tiếp nhận để bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý.
Ngoài ra, Thông tư này cũng quy định, viên chức chỉ cần đạt từ 50 điểm trở lên với mỗi bài thi trong kỳ thi nâng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức thì được coi là trúng tuyển (trước đây là 55 điểm).
Thứ hai: Thay đổi quy định về chế độ thôi việc đối với viên chức
Theo Khoản 6 Điều 2 Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019 sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 45 Luật viên chức 2010 thì viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội khi đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức, hết thời hạn của hợp đồng nhưng người sử dụng lao động không ký kết tiếp hợp đồng làm việc, viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng do ốm đau, bị tai nạn theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật viên chức 2010 hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 5 Điều 29 Luật viên chức 2010 trừ các trường hợp sau đây:
- Bị buộc thôi việc.
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 29 của Luật Viên chức 2010.
- Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 28 của Luật Viên chức 2010. Như vậy, Luật này đã quy định rõ chế độ thôi việc đối với viên chức khi bị đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc chứ không quy định chung chung là chế độ đối với viên chức khi chấm dứt hợp đồng làm việc như hiện nay.
Như vậy, Luật này đã quy định rõ chế độ thôi việc đối với viên chức khi bị đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc chứ không quy định chung chung là chế độ đối với viên chức khi chấm dứt hợp đồng làm việc như hiện nay.
Thứ 3: Thêm trường hợp viên chức bị cắt hợp đồng làm việc
Luật cán bộ công chức và luật viên chức sửa đổi 2019 đã bổ sung thêm một trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức, là: "Viên chức không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự".
Hiện nay, quy định này cũng đã được đề cập tại Nghị định 29/2012/NĐ-CP về việc chấm dứt hợp đồng làm việc đối với người tập sự, tuy nhiên chưa được chính thức quy định trong Luật.
Như vậy, từ 1-7-2020 sẽ có 6 trường hợp viên chức bị cắt hợp đồng làm việc.
Không tính thời hiệu kỷ luật với cán bộ, công chức trong một số trường hợp
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 80 Luật cán bộ, công chức 2008 thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức được xác định là 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm, nhưng Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019 đã tăng thời hiệu này lên mức tối đa là 60 tháng, kể từ thời điểm có hành vi phạm.
Ngoài ra, theo Luật này, sẽ không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức có một trong những hành vi vi phạm sau đây:
- Cán bộ, công chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;
- Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
- Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.
Như vậy, cán bộ, công chức sẽ không được áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật và bị xem xét xử lý kỷ luật vào bất cứ thời điểm nào nếu bị phát hiện là có một trong các hành vi vi phạm nêu trên.
Thứ tư: Tăng mạnh toàn bộ mức thưởng đối với Đảng viên
Từ 1/7/2020, thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng theo Nghị quyết 86/2019/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2020.
Căn cứ: Hướng dẫn 56-HD/VPTW năm 2015 về mức chi tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng đối với tổ chức đảng và đảng viên.
Thứ năm : Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm trong xử lý vi phạm hành chính có thể bị cách chức
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 19/2020/NĐ-CP về kiểm tra xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, cụ thể như sau:
Đối với hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với cán bộ khi có một trong các hành vi:
- Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính;
- Sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
Thứ sáu: Sẽ công khai kết quả đánh giá cán bộ
Luật cán bộ, công chức và luật viên chức sửa đổi 2019 được thông qua, bên cạnh những nội dung nổi bật liên quan đến phương thức tuyển dụng, nâng ngạch công chức,.. thì sắp tới đây sẽ công khai kết quả đánh giá cán bộ từ 1/7/2020.
Thứ bảy: Chỉ viên chức thuộc 3 trường hợp sau mới có "biên chế suốt đời"
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Viên chức.
Luật có bố cục gồm 3 Điều. Điều 1 quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức; Điều 2 quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Viên chức; Điều 3 quy định về hiệu lực thi hành.
Luật cũng quy định cụ thể các loại hợp đồng làm việc. Trong đó, hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng, áp dụng đối với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 01/7/2020.