Những ai cần nhập viện ngay khi mắc sốt xuất huyết
- Y học 360
- 11:33 - 24/07/2023
Hướng dẫn điều trị triệu chứng
- Nếu sốt cao ≥ 38,5 độ C, cho thuốc hạ nhiệt, nới lỏng quần áo và lau mát bằng nước ấm.
- Thuốc hạ nhiệt chỉ được dùng là paracetamol đơn chất, liều dùng 10 - 15mg/kg cân nặng/lần, cách nhau 4 - 6 giờ.
Cần lưu ý, tổng liều paracetamol không quá 60mg/kg cân nặng/24 giờ. Không dùng aspirin (acetylsalicylic acid), analgin, ibuprofen để điều trị vì có thể gây xuất huyết, toan máu.
- Bù dịch sớm bằng đường uống: Khuyến khích người bệnh uống nhiều nước oresol hoặc nước trái cây (nước dừa, cam, chanh...) hoặc nước cháo loãng với muối.
- Không ăn uống những thực phẩm có màu nâu hoặc đỏ như xá xị, sôcôla...
- Lượng dịch khuyến cáo: Uống theo nhu cầu cơ bản, khuyến khích uống nhiều.
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), để chẩn đoán chính xác bệnh nhân sốt xuất huyết cũng như mức độ giảm tiểu cầu cần làm xét nghiệm máu khá đơn giản và cho kết quả nhanh trong vòng một vài giờ.
Ở người khỏe mạnh, số lượng tiểu cầu trung bình 150-450G/L. Khi sốt xuất huyết, xét nghiệm công thức máu sẽ thấy số lượng bạch cầu giảm, số lượng tiểu cầu giảm và hematocrit tăng (máu cô đặc). Mức nguy hiểm khi tiểu cầu giảm dưới 50G/L.
"Người bệnh cần đi khám ngay nếu tiểu cầu giảm nhanh, có biểu hiện xuất huyết (chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết ngoài da…), có hiện tượng cô đặc máu (chân tay lạnh, nôn mửa, đau bụng vùng gan...). Việc truyền tiểu cầu chỉ tiến hành khi nào xuống thấp dưới 5G/L hoặc có biểu hiện chảy máu", PGS Cường nhấn mạnh.