THỨ NĂM, NGÀY 19 THÁNG 09 NĂM 2024 07:50

Nhức nhối nạn buôn bán người

Nạn nhân chủ yếu của buôn bán người là phụ nữ và trẻ em gái

Báo cáo về tình trạng buôn bán người năm 2014 do Cơ quan phòng chống tội phạm và ma tuý của Liên Hợp Quốc (UNODC) công bố cho biết, 1/3 số nạn nhân được phát hiện trong các vụ việc liên quan đến tội phạm buôn bán người là trẻ em tăng 5% so với giai đoạn 2007 -2010.

Trong đó cứ 3 nạn nhân trẻ em thì 2 nạn nhân là trẻ em gái. Cùng với số nạn nhân nữ con số này chiếm tới 70% nạn nhân trong các vụ việc liên quan đến buôn bán người trên toàn thế giới.

Có ít nhất 152 quốc gia là điểm xuất phát và 124 quốc gia là đích đến của nạn buôn người, cùng hơn 510 đường dây buôn lậu trên khắp thế giới. Nạn buôn người thường xảy ra chủ yếu trong nước hoặc trong cùng khu vực, đường dây buôn người xuyên lục địa phần lớn ảnh hưởng tới các nước giàu. Ở một số khu vực nạn buôn bán trẻ em là vấn đề nổi côm nhất, ở khu vực Đông Nam Á 33% nạn nhân là trẻ em.

Hầu hết các đường dây buôn bán người có tính liên khu vực. Cứ 10 nạn nhân thì có 6 nạn nhân bị mua bán qua ít nhất một biên giới quốc gia. Phận lớn tội phạm bị kết án là nam giới (chiếm 72%) và là công dân của đất nước mà đường dây này hoạt động.

Tại Hội thảo “Xây dựng chương trình hành động phòng chống mua bán người giai đoạn 2016-2020”, Đại tá Lê Văn Chương, Phó cục trưởng Cục Tham mưu cảnh sát (C42) Bộ Công An cho biết, tình hình mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, đang diễn biến phức tạp với các thủ đoạn tinh vi của tội phạm trên cả 63 tỉnh thành.

Số liệu của Ban chỉ đạo Phòng chống tội phạm cho thấy, trong hơn 4 năm từ 2011-2015, các địa phương đã phát hiện xảy ra gần 2.000 vụ mua bán người với hơn 3.800 nạn nhân. Số nạn nhân tăng 11 % so với cùng thời gian trước (giai đoạn 2006 - 2010). Đa số bọn tội phạm lợi dụng tình trạng nhiều người do khó khăn về kinh tế, thất nghiệp, dân trí thấp, nhẹ dạ cả tin để lừa bán từ nông thôn ra thành thị, các khu công nghiệp hoặc ra nước ngoài. Trong đó, trên 85% nạn nhân là phụ nữ và trẻ em. Trên 90% số vụ là buôn bán ra ngước ngoài, tập trung chủ yếu qua các tuyến biên giới Việt Nam với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia. Địa phương xảy ra nhiều vụ mua bán người tập trung tại các tỉnh biên giới phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu và Lạng Sơn.

Đồn biên phòng Lai Châu triệt phá đường dây buôn bán từu Sìn Hồ, Phong Thổ, Lai Châu sang Trung Quốc. 

Mỗi năm, gần 5000 phụ nữ Việt Nam sang Malaysia và Singapore bán dâm

Lực lượng công an đã điều tra khám phá gần 1.200 vụ và bắt trên 2.000 đối tượng. Bên cạnh đó, lực lượng biên phòng đã bắt 510 đối tượng, trực tiếp giải cứu 564 nạn nhân và tiếp nhận gần 500 nạn nhân khác.

Ông Chương nêu lên thực trạng đáng báo động của nạn mua bán người qua việc người nước ngoài xem mặt chọn vợ tại các tính phía nam. Bên cạnh đó tình trạng bắt cóc học sinh, sinh viên với 18 vụ trong quý 1/2015. “Nổi lên tình trạng lo ngại là đưa lao động ra nước ngoài trái phép, môi giới kết hôn giả qua xuất khẩu lao động, tham quan và du lịch. Mỗi năm có khoảng 3.000 người bị đưa sang Malaysia và 2.000 người sang Singapore lao động trái phép, thực sự là hoạt động mại dâm,” ông Chương nói.

 

Cảnh sát Malaysia giải cứu các phụ nữ Việt bị bán làm gái mại dâm.

 

Nhiều ý kiến cũng chỉ ra, đối tượng người nước ngoài thông qua môi giới vào Việt Nam dưới dạng du lịch, câu kết với bọn cò mồi, môi giới người Việt Nam hình thành những đường dây mua bán người xuyên quốc gia, lừa gạt, cưỡng ép những người nhẹ dạ để bán vào các ổ mại dâm, hoặc gả bán làm vợ những nông dân vùng sâu, phải lao động trong môi trường cực khổ, thậm chí bị ép làm nô lệ tình dục.

Từ năm 2008 đến tháng 6-2014, cả nước xảy ra 500 vụ mua bán người vì mục đích hôn nhân, với hơn 1.000 đối tượng, lừa bán trên 1.100 nạn nhân. Riêng 18 tỉnh, thành phía nam phát hiện 260 vụ, 700 đối tượng, với 1.700 nạn nhân. Trong đó, có 150 vụ có dấu hiệu mua bán người dưới dạng môi giới hôn nhân trái phép, tổ chức chọn mặt xem vợ, kết hôn giả. Công an tỉnh Tây Ninh mỗi năm triệt phá từ 7 - 8 vụ mua bán người. Sáu tháng đầu năm 2014, Công an tỉnh Tây Ninh phá năm đường dây môi giới hôn nhân trái phép, bắt 34 đối tượng, giải cứu 21 nạn nhân trong và ngoài tỉnh. 

Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã thành lập 18 trung tâm hỗ trợ phụ nữ kết hôn người nước ngoài, tư vấn cho hơn 10.000 người. Số phụ nữ kết hôn tăng về số lượng, đa dạng về chủ thể kết hôn. Thông qua môi giới bất hợp pháp, một số người lợi dụng việc này mua bán người dẫn đến nhiều hệ lụy, hậu quả đáng tiếc. Ngành LĐ-TB&XH đã hỗ trợ cho gần 1,800 nạn nhân bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng như trợ cấp khó khăn, học nghề, tạo việc làm, chữa bệnh và trợ giúp pháp lý.

Châu Anh

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh