Nhìn lại những chiếc điện thoại Motorola 'lừng lẫy một thời'
- Công nghệ mới
- 21:41 - 05/08/2018
Có thể bạn chưa biết, chiếc điện thoại di động thương mại đầu tiên – DynaTAC do Motorola sản xuất. Họ cũng tạo ra chiếc điện thoại nắp gập đầu tiên là StarTAC.
Năm 2002, Motorola E360 là điện thoại đầu tiên của công ty sở hữu màn hình màu.
Sau đó, Motorola V70 và Aura đem đến những cái nhìn thú vị về điện thoại màn hình tròn.
2004 là năm mà Motorola lên đỉnh cao. Mẫu V3 RARZ được giới thiệu và trở thành một trong những chiếc điện thoại bán chạy nhất trong lịch sử. Ở thời kỳ mà điện thoại nắp gập “thống trị”, sản phẩm này đóng một vai trò quan trọng.
ROKR E1 ra đời, đánh dấu sự hợp tác giữa Motorola và Apple. Bạn có thể kết nối ROKR E1 với thư viện nhạc iTunes và tải đến 100 bài hát.
Tiếp nối thành công của dòng RARZ, dòng Droid đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển ban đầu của điện thoại Android. Năm 2009, iPhone được AT & T bán độc quyền. Do đó, Verizon quyết định đưa ra câu trả lời với Motorola Droid (hay còn gọi là Milestone). Droid cũng từng độc quyền sở hữu Google Maps Navigator ở Mỹ.
Motorola ATRIX là một trong những chiếc điện thoại Android đầu tiên tích hợp đầu đọc vân tay. Nó được trang bị tính năng đặc biệt - kết nối với màn hình và bàn phím ngoài để chạy phần mềm dựa trên hệ điều hành Ubuntu thông qua dock chuyển khá giống Samsung DeX ngày nay.
Không lâu sau đó, Google đã mua lại mảng điện thoại của Motorola và để không cạnh tranh trực tiếp với các hãng điện thoại Android khác, Motorola chỉ sản xuất thiết bị tầm trung - giá rẻ. Moto G và Moto E là những gương mặt nổi bật trong giai đoạn này.
Tiếp đó là những chiếc Moto X nổi bật với chi tiết “Made in US”, giúp quá trình vận chuyển đến người dùng Mỹ trở nên dễ dàng. Nó đi kèm chương trình Moto Maker giúp bạn thay đổi chất liệu và màu sắc cho mặt lưng rất độc đáo.
Ngoài ra, Motorola còn là người tiên phong ở thị trường Android Wear với mẫu đồng hồ thông minh Moto 360, dù sản phẩm nhanh chóng “chìm xuồng”.
Hiện nay, Motorola đã và đang cố gắng tạo đột phá với dòng Moto Z được tăng cường tính năng bởi những mô đun gắn ngoài có tên gọi Moto Mods. Tuy nhiên, những nỗ lực của họ chưa thu về nhiều thành quả.
CÙNG CHUYÊN MỤC
Công ty CP Môi trường công nghệ cao Hòa Bình: Thực hiện kinh tế tuần hoàn biến rác thải thành tài nguyên
Trong chiến lược phát triển, Công ty Cổ phần Môi trường công nghệ cao Hòa Bình (CNC) đã tiên phong thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, bao gồm thu gom,...
10 tháng trước
Tin nên đọc