CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 12:11

Nhà nước hỗ trợ trồng lúa nước

 

Theo nội dung Nghị định 35/2015/NĐ-CP, căn cứ vào diện tích đất trồng lúa, ngân sách nhà nước sẽ ưu tiên hỗ trợ sản xuất lúa cho các địa phương (chi đầu tư và chi thường xuyên) thông qua định mức phân bổ ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Nhû vậy, ngoài hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành, các địa phương sản xuất lúa còn được ngân sách nhà nước hỗ trợ 1 triệu đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước và hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa khác. Quy định này không áp dụng với đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.

Theo Nghị định 35/2015/NĐ-CP, diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ và xác định theo số liệu thống kê đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố của năm liền kề trước năm phân bổ ngân sách.

Nhà nước hỗ trợ trồng lúa nướcẢnh minh hoạ                                      Nguồn Internet

Về quy định hỗ trợ đất khai hoang, cải tạo đất trồng lúa, Nghị định 35/2015/NĐ-CP không áp dụng với đất trồng lúa nương được khai hoang từ đất chưa sử dụng, hoặc phục hóa từ đất bị bỏ hóa. Trường hợp có nhiều quy định khác nhau, thì áp dụng nguyên tắc mỗi mảnh đất chỉ được hỗ trợ 1 lần, mức hỗ trợ do UBND cấp tỉnh quyết định. Ngân sách nhà nước cũng hỗ trợ 5 triệu đồng/ha đất chuyên trồng lúa nước được cải tạo từ đất trồng lúa nước một vụ, hoặc đất trồng cây khác theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.

Về nguồn và cơ chế hỗ trợ, đối với các địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương và tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ 100% kinh phí; đối với các địa phương điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50% được hỗ trợ 50% kinh phí; các địa phương còn lại sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện.

Ngoài quy định về hỗ trợ đất chuyên sản xuất lúa nước, Nghị định 35  còn quy định cụ thể 3 điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm và trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản.

Cụ thể: Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại như không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa; phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của cấp xã; trường hợp trồng lúa đồng thời kết hợp với nuôi trồng thủy sản, thì cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản, nhưng phục hồi lại được mặt bằng khi chuyển trở lại để trồng lúa.

Theo Nghị định 35, người sử dụng đất đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa với UBND cấp xã, đơn vị này sẽ xem xét sự phù hợp với các điều kiện quy định khi tiếp nhận bản đăng ký và thống kê theo dõi việc sử dụng đất trồng lúa.

Đáng lưu ý, đất trồng lúa được chuyển đổi cơ cấu cây trồng đáp ứng các quy định nêu trên vẫn được thống kê là đất trồng lúa, trừ diện tích đất trồng lúa được chuyển đổi hoàn toàn sang trồng cây hàng năm hoặc nuôi trồng thủy sản.

Tr.Dương

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh