Nhà dịch tễ học Trung Quốc 83 tuổi chiến đấu với đại dịch Covid-19, trở thành người hùng được người dân ngưỡng mộ
- Y học 360
- 07:00 - 31/03/2020
Trên thực tế, sau đại dịch SARS, cơ thể của Viện sĩ Chung Nam Sơn cũng xuất hiện nhiều loại bệnh. Năm 2004, ông bị nhồi máu cơ tim, năm 2007 ông bị rung tâm nhĩ, năm 2008, bị viêm tuyến giáp, trong thời gian ngắn cơ thể rất gầy gò, năm 2009, ông phẫu thuật khoang mũi…
Viện sĩ Chung Nam Sơn đã kiên trì chạy bộ trong 70 năm: Tập thể dục giống như ăn uống, nó là một phần của cuộc sống.
Hiện tại, Viện sĩ Chung Nam Sơn đã 83 tuổi nhưng cơ thể vẫn rất khỏe mạnh, trạng thái thể chất của ông không thua kém một người trẻ tuổi nào, tinh thần tràn đầy năng lượng, nhìn chỉ giống như một người ở tuổi 60. Điều này là nhờ vào nhiều thập kỷ kiên trì tập thể dục.
Hơn 80 tuổi nhưng Viện sĩ Chung vẫn cuồn cuộn cơ bắp. Dưới đây là hình ảnh về cơ bắp cánh tay của Viện sĩ Chung, ông có thể thực hiện lên xà đơn 10 lần trong 1 hơi thở, không ai tin đây là một "cụ già" 83 tuổi, đến những người trẻ cũng phải ghen tị, xấu hổ.
Viện sĩ Chung chia sẻ: "Tập thể dục đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe thể chất và giữ cho mọi người luôn ở tâm trạn trẻ trung". Hiện tại, Viện sĩ Chung Nam Sơn vẫn kiên trì tập luyện thể thao mỗi tuần, mỗi lần tập khoảng 1 tiếng.
"Tập thể dục giống như ăn cơm vậy, nó trở thành một phần trong cuộc sống của tôi", ông nói. Ông Chung nói rằng, vận động thể chất có thể nuôi dưỡng 3 loại tinh thần: Thứ nhất là tinh thần cạnh tranh, nhất định phải nỗ lực phấn đấu. Thứ 2 là tinh thần làm việc nhóm. Thứ 3 là làm thể nào để hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả cao trong thời gian ngắn.
Viện sĩ Chung Nam Sơn còn nói: "Hiện nay rất nhiều người trẻ, thực sự không phát triển được lối sống lành mạnh, cơ thể mới mắc các loại bệnh, các cơ quan trong cơ thể bị lão hóa nhanh". Vì lý do này, Viện sĩ đề nghị: Chạy bộ là một phương pháp tốt nhất để cải thiện thể lực, tăng cường sức đề kháng cho nhân viên văn phòng, sinh viên trẻ.
10 lợi ích thần kỳ của tập luyện thể dục hàng ngày
Tốt cho não bộ: Việc thường xuyên vận động không chỉ giúp làm dịu những căng thẳng hằng ngày, giảm trầm cảm mà còn tăng cường trí nhớ, sự tập trung và khả năng tiếp thu kiến thức mới.
Hạnh phúc hơn: Hoạt động thể dục thể thao kích thích cơ thể sản xuất các loại hormone có lợi cho não, giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện tinh thần, giúp tâm trạng con người trở nên phấn chấn. Bên cạnh đó, cơ thể săn chắc, quyến rũ hơn sẽ khiến bạn yêu bản thân hơn và hạnh phúc hơn.
Làm chậm quá trình lão hóa: Nhiều nghiên cứu cho thấy tham gia một môn thể thao thường xuyên giúp tăng tuổi thọ con người.
Thiết lập tính kỷ luật: Rèn bản thân vào một mục tiêu và nỗ lực để đạt được mục tiêu ấy là nguyên tắc cơ bản nhất của thành công. Duy trì thói quen tập luyện thường xuyên là bước đầu để bạn xây dựng cho mình tính kỷ luật như thế.
Cải thiện sinh lực: Những bài tập cường độ thấp khi cơ thể uể oải có tác dụng xua tan mệt mỏi, cải thiện 20% sinh lực.
Tốt cho da: Tập thể dục giúp da bài tiết nhiều độc tố, giúp lưu thông máu để máu đưa oxy và các chất dinh dưỡng đến làn da giúp da được nuôi dưỡng tốt và săn chắc, khỏe mạnh hơn.
Cải thiện giấc ngủ: Theo nghiên cứu khoa học, những người tập thể dục ở mức độ vừa phải hoặc mạnh, trung bình ít nhất 150 phút mỗi tuần (hơn 20 phút mỗi ngày), có chất lượng giấc ngủ tốt hơn 65% so với những người ít vận động hơn.
Tăng cường hệ miễn dịch: Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, một người ít vận động có khả năng mắc 2 - 3 lần bệnh nhiễm trùng đường hô hấp mỗi năm, nhưng người năng động có thể chỉ mắc bệnh này một lần trong năm.
Thuyên giảm các chứng bệnh mạn tính: Người mắc bệnh nặng, mạn tính như tiểu đường, suy tim… đều có thể cải thiện tình trạng sức khỏe bằng thói quen tập thể dục.
Sở hữu vóc dáng đẹp: Cơ thể sử dụng cả carbohydrate và chất béo như nguồn năng lượng dự trữ. Vì vậy, quá trình tập luyện sẽ giúp đốt cháy lượng mỡ tích tụ dư thừa, giúp cơ thể săn chắc.
(Nguồn: QQ)