Nhà báo trên mặt trận bảo vệ rừng
- Y học 360
- 07:56 - 21/06/2022
Để ngăn chặn việc số lượng rừng đang ngày một suy giảm vì nạn cưa hạ cây rừng lấy gỗ, chiếm đất rừng phục vụ lợi ích cá nhân, các cơ quan, chính quyền địa phương có những biện pháp nhất định để ren đe, riêng mỗi cá nhân tốt nhất không nên xâm chiếm chặt phá rừng, sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và biến đổi khí hậu. Những loài động vật trong rừng đang kêu cứu, cần sự giúp đỡ của con người, vì diện tích rừng bị xâm chiếm ngày càng lớn làm cho môi trường sinh hoạt của các loài động vật sinh sống trong rừng bị thu hẹp, nên chịu nhiều ảnh hưởng. Ngoài ra hãy đừng săn bắn động vật, đã là rừng thì phải có động thực vật, nếu chúng ta giết động vật thì còn gọi gì là rừng nữa.
Hiện nay, nhiều cơ quan cũng đã huy động lực lượng tổ chức tuyên truyền cho người dân kiến thức về rừng, bảo vệ rừng, trên mạng thông tin xã hội, báo đài, cùng với các cuộc vận động tuyên truyền,... đều đã được mở ra để con người có ý thức bảo vệ rừng hơn. Các ngành chuyên môn cũng đã bỏ ra hết sức của mình để bảo vệ rừng, ngăn chặn lâm tặc phá rừng và săn bắn động vật hoang dã.
Rừng có vai trò quan trọng đối với đời sống con người. Những cánh rừng đại ngàn bốn mùa tốt tươi là nơi cư ngụ của thảm thực vật, động vật phong phú, quý hiếm có giá trị to lớn về mặt sinh thái, kinh tế. Rừng còn có khả năng ngăn chặn thiên tai, giảm bớt sự thất thường của thời tiết giúp con người tránh được những thiệt hại to lớn do bão lũ gây ra, cung cấp sự sống cho con người, nhưng mặt khác sự tồn tại của nó là do sự tác động của con người. Ý thức được tầm quan trọng của rừng, con người chúng ta đã ra sức trồng cây gây rừng, phù một màu xanh đại ngàn khắp miền rừng núi.
Tuy nhiên, có một bộ phận không nhỏ người dân chưa ý thức được tầm quan trọng của rừng, vì những lợi ích kinh tế trước mắt mà phá hủy đi môi trường sống của mình. Nạn phá rừng vẫn còn diễn ra ở một số nơi do sự thiếu hiểu biết. Bọn lâm tặc ngang nhiên hoành hành, chặt phá cây cối gây tổn hại nghiêm trọng đến tài nguyên rừng, Đó chính là căn nguyên cốt lõi vì sao gần đây thời tiết diễn biến thất thường, con người liên tiếp phải chịu những hậu quả do thiên tai gây ra.
Hàng trăm người chết, hàng nghìn ngôi nhà bị cuốn trôi chính là nỗi đau mà con người phải gánh chịu khi làm tổn thương rừng. Trước những sự việc, hành động ấy ta cần phải lên tiếng phê phán lên án nghiêm khắc. Đặc biệt nhà nước cần phải có những biện pháp cứng rắn trừng trị những kẻ phá hoại rừng.
Các cơ quan đã truy tố tại tỉnh Phú Yên đã đưa ra tòa xét xử 34 bị cáo về các tội “Hủy hoại rừng”, “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”, “Lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ” tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, là vụ phá rừng có tổ chức, quy mô lớn, giúp sức của nhiều cán bộ, nhân viên quản lý bảo vệ rừng được dư luận đặc biệt quan tâm.
Thời gian từ tháng 2 đến tháng 4/2020, Nguyễn Hoài Linh cùng với Trần Văn Tấn thuê Trương Thái Vương sử dụng xe múc phá rừng mở đường, san lấp hoàn toàn 2.070m2 đất rừng tự nhiên, chức năng rừng sản xuất tại khoảnh 7, 10 tiểu khu 358 do UBND xã Sơn Thành Tây (huyện Tây Hòa tỉnh Phú Yên) quản lý và 2.100m2 đất rừng tự nhiên, chức năng rừng phòng hộ tại khoảnh 2 tiểu khu 312 do BQL Rừng phòng hộ huyện Sông Hinh quản lý. Sau đó các đối tượng này thuê thêm nhiều người khai thác trái phép 187,948m3 gỗ từ nhóm III đến nhóm VIII, gỗ thông thường rồi vận chuyển đi tiêu thụ, thu lợi bất chính.
Trong thời gian trên, Dương Tấn Định - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Tây Hòa, Phạm Văn Tâm - cán bộ phụ trách lâm nghiệp xã Sơn Thành Tây đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao; Trịnh Lâm Hải - Chủ tịch UBND xã Sơn Thành Tây, Trần Đức Hòa - Phó chủ tịch UBND xã Sơn Thành Tây, Huỳnh Kim Trúc - Cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn xã Sơn Thành Tây, Trương Minh Hoàng - Phó Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Tây Hòa đã không thực hiện đầy đủ, đúng nhiệm vụ được giao trong công tác bảo vệ rừng để cho các đối tượng phá rừng mở đường, khai thác gỗ trái phép tại khu vực thuộc trách nhiệm do mình quản lý.
Phạm Đình Phúc - Phó giám đốc BQL Rừng phòng hộ huyện Sông Hinh; Cao Tấn Khôi, Nguyễn Văn Thuận, Nguyễn Hữu Toàn - cùng là Nhân viên quản lý bảo vệ rừng Buôn Thung thuộc BQL Rừng phòng hộ huyện Sông Hinh đã không thực hiện đầy đủ và đúng nhiệm vụ được giao trong công tác bảo vệ rừng để cho Nguyễn Hoài Linh, Trần Văn Tấn cùng các đồng phạm phá rừng mở đường, khai thác gỗ trái phép tại khu vực khoảnh 2, Tiểu khu 312 thuộc trách nhiệm do mình quản lý…
Rừng có một vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người. Vì vậy, mỗi con người chúng, hãy góp một chút ít sức lực của mình để bảo vệ rừng, cũng như là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Vào đầu tháng 4 năm 2022 phóng viên Báo Lao động và Xã hội nhận được thông tin rừng thuộc tiểu khu 205, nằm giữa hai xã Ia R’vê và xã Ya Tờ Mốt huyện Ea Súp tỉnh Đắk Lắk, đang bị lâm tặc cưa hạ với diện tích lớn hàng trăm ha, ngay sau đó phóng viên đã di chuyển hàng trăm km để tiếp cận hiện trường, ghi lại những hình ảnh rừng vừa bị cưa hạ, tiếp đó làm việc với cơ quan chức năng liên quan để phản ánh hiện vụ việc đồng thời tuyên truyền tác hại của việc phá rừng.
Tiếp cận tại hiện trường phóng viên chứng kiến ghi lại những hình ảnh hàng ngàn cây dầu, cùng các loại cây rừng khác có đường kính từ 5 cm đến trên 30 cm bị cưa hạ nằm ngổn ngang, nhiều cây vẫn lá còn xanh, thân cây đang chảy mủ, thật đâu lòng.
Sau đó phóng viên liên hệ làm việc với chính quyền địa phương được biết: Diện tích rừng bị phá trái phép tại Tiểu khu 205, xã Ya Tờ Mốt huyện Ea Súp có diện tích 953,7 ha, trước đây được huyện giao cho 4 nhóm hộ nhận quản lý, bảo vệ rừng, nhưng những năm qua công tác quản lý, bảo vệ rừng của các nhóm hộ này không hiệu quả nên năm 2020, UBND huyện Ea Súp thu hồi giao về cho UBND xã quản lý. Toàn bộ tiểu khu này là rừng tự nhiên thuộc rừng sản xuất. Trong 4 năm gần đây có một doanh nghiệp ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk xin chủ trương khảo sát để làm dự án khoanh nuôi quản lý, bảo vệ rừng và sản xuất nông-lâm nghiệp. Tuy nhiên, trong khi doanh nghiệp này đang trong quá trình khảo sát thì xảy ra vụ phá rừng nghiêm trọng này.
Hiện lực lượng Chi cục Kiểm lâm vùng IV, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk và Hạt Kiểm lâm các huyện Buôn Đôn, Cư M’gar, thành phố Buôn Ma Thuột và Ea Súp đã được tăng cường để kiểm tra hiện trường, thống kê diện tích rừng bị phá, số lượng cây rừng bị triệt hạ… để phục vụ điều tra.
Tiếp đó tại huyện Krông Bông tỉnh Đắk Lắk có nhóm đối tượng thường xuyên vào rừng cộng đồng do xã Cư Drăm quản lý, bảo vệ cưa hạ cây rừng lấy gỗ, Công an huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk đã cử trinh sát mật phục bắt giữ hai đối tượng đang vận chuyển gỗ ra khỏi rừng và 4 đối tượng đang cưa hạ cây rừng, tại hiện trường cơ quan chức năng kiểm đếm được 11 cây gỗ lớn vừa bị cưa hạ, khối lượng khoảng 22m3. Qua lời khai của 6 đối tượng, công an huyện Krông Bông đã triệu tập thêm hai đối tượng liên quan để phục vụ công tác điều tra. Cả 6 đối tượng vừa bị bắt giữ đều thường trú tại xã Cư Drăm, huyện Krông Bông.
Mới đây ngày 17/5 hàng trăm cây thông tại rừng phòng hộ, khoảnh 15, tiểu khu 148B rừng phòng hộ do Ban Quản lý rừng Lâm Viên quản lý bị cưa hạ với diện tích rộng khoảng 2ha, qua kiểm tra hiện trường cho thấy rừng thông 3 lá bị cưa hạ làm nhiều đợt. Bên cạnh những vạt thông lá đã úa vàng do bị cưa hạ trước đó vài tuần, còn những vạt lá vẫn còn xanh, chứng tỏ mới bị triệt hạ vài ngày trước. Để phá được khu vực rừng rộng lớn thế này, các đối tượng phải mất nhiều ngày với sự hỗ trợ của thiết bị máy móc.
Tại hiện trường, khoảng 400 cây thông có đường kính gốc từ 20 - 60cm đã bị cưa hạ sát gốc (thành từng vạt) nằm la liệt cả một triền đồi, nhiều cây dẻ rừng cũng bị cưa hạ.
Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk bà H’Kim Hoa Byă phát biểu: "Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất quý", khai thác phải đi đôi với bảo vệ, khai thác phải đi đôi với trồng mới lại rừng. Nếu con người chỉ có khai thác để lấy giá trị "vàng" của rừng mà không có bảo vệ, trồng mới thì rừng sẽ suy kiệt.