Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho người bị viêm loét dạ dày
- Tây Y
10:39 - 27/02/2025

Vậy người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau và giúp dạ dày lành lại nhanh hơn?
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống cho người bị viêm loét dạ dày
Để hạn chế hiện tượng kích thích dạ dày và tổn thương niêm mạc, người bệnh nên tuân theo những nguyên tắc sau:
- Ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa để hạn chế tăng tiết axit dạ dày
- Chia nhỏ bữa ăn (5-6 bữa/ngày) để giảm áp lực lên dạ dày
- Ăn chậm, nhai kỹ để giảm tải cho hệ tiêu hóa
- Hạn chế các loại thực phẩm kích thích tiết axit hoặc gây viêm loét nặng hơn
- Bổ sung thực phẩm giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và thúc đẩy quá trình hồi phục
Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì?
Thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày
Chuối: Chứa pectin giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm viêm
Mật ong: Có tính kháng viêm, giúp làm dịu và chữa lành vết loét
Nghệ và tinh bột nghệ: Giàu curcumin, giúp giảm viêm và phục hồi tổn thương dạ dày
Thực phẩm ít kích thích, dễ tiêu hóa
Cơm, cháo, súp: Cung cấp năng lượng mà không gây kích thích dạ dày
Bánh mì, bột yến mạch: Hấp thụ axit dư thừa, bảo vệ niêm mạc dạ dày
Khoai lang, khoai tây: Chứa tinh bột giúp trung hòa axit dạ dày
Thực phẩm giàu protein nhưng ít béo
Thịt gà (không da), cá hồi, cá trắng: Cung cấp protein mà không gây kích thích dạ dày
Trứng: Đặc biệt là lòng trắng trứng giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày
Sữa chua không đường: Cung cấp lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Rau xanh và trái cây ít axit
Cà rốt, bắp cải, súp lơ xanh: Giàu chất xơ, tốt cho tiêu hóa mà không gây kích ứng
Táo, lê, đu đủ chín: Ít axit, dễ tiêu hóa và giàu vitamin tốt cho dạ dày
Rau mồng tơi, rau ngót: Giúp làm dịu dạ dày và thúc đẩy quá trình hồi phục
Người bị viêm loét dạ dày nên kiêng ăn gì?
Thực phẩm làm tăng tiết axit dạ dày
- Các loại đồ ăn có vị chua tự nhiên (cam, chanh, dứa, dưa muối)
- Cà phê, trà đặc, nước ngọt có gas
– Kích thích sản xuất axit và gây viêm loét nặng hơn
Thực phẩm gây kích ứng niêm mạc dạ dày
- Gia vị cay nóng (ớt, tiêu, mù tạt): Gây nóng rát và tổn thương niêm mạc
- Thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán: Gây khó tiêu, làm chậm quá trình hồi phục
- Thực phẩm chế biến sẵn, nhiều muối (xúc xích, thịt xông khói): Làm tổn thương niêm mạc dạ dày
Hạn chế các loại thực phẩm cứng, khó tiêu
- Thịt đỏ nhiều mỡ, nội tạng động vật: Khó tiêu hóa, gây áp lực lên dạ dày
- Các loại đậu khô: Gây đầy bụng, khó tiêu
- Bánh kẹo nhiều đường : Dễ gây đầy hơi và làm rối loạn tiêu hóa
Một mẫu thời gian biểu ăn uống cho người viêm loét dạ dày
Buổi sáng:
- Cháo yến mạch hoặc bánh mì hoặc có thể lựa chọn thưởng thức 1 ly sữa ấm không đường.
Bữa phụ sáng:
- 1 quả chuối hoặc có thể thay thế bằng một hộp sữa chua không đường
Buổi trưa:
- Cơm mềm, thịt gà/cá hấp, rau luộc và canh rau củ
Bữa phụ chiều:
- Sinh tố bơ hoặc đu đủ chín
Buổi tối:
- Cháo gà/canh bí đỏ kèm khoai luộc
Trước khi ngủ (nếu đói):
- 1 ly sữa ấm hoặc nước mật ong
Một số lưu ý quan trọng:
- Ăn đúng giờ, không để quá đói hoặc ăn quá no
- Uống đủ nước, tránh nước quá nóng hoặc quá lạnh
- Hạn chế ăn khuya để tránh axit dạ dày tiết ra nhiều
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng gây co thắt dạ dày
Chế độ ăn uống hợp lý là yếu tố quan trọng giúp người bị viêm loét dạ dày giảm triệu chứng và hồi phục nhanh chóng. Nên ưu tiên thực phẩm dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, bảo vệ niêm mạc dạ dày và hạn chế các thực phẩm gây kích thích, khó tiêu.
Top 10 thực phẩm giúp cải thiện chức năng sinh lý hiệu quả
