CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 09:13

Nguy cơ bùng phát dịch sởi từ những “vùng lõm” tiêm chủng

Số trẻ mắc bệnh phần lớn là chưa được tiêm chủng
Bác sỹ Nguyễn Văn Lâm – Trưởng Khoa Truyễn nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho hay, từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi trung ương đã tiếp nhận gần 500 trẻ bị mắc sởi và hầu hết là các trẻ đều chưa được tiêm chủng. Đặc biệt, thời gian gần đây, có những ngày Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận 10-12 ca trẻ mắc sởi phải nhập viện.

Theo bác sĩ Lâm, hàng năm dịch sởi chủ yếu bùng phát mạnh vào mùa Đông-Xuân nhưng năm nay, tại thời điểm này, vẫn đang xuất hiện nhiều trường hợp mắc sởi tại Hà Nội và một số tỉnh khác. Số trẻ mắc bệnh chủ yếu ở các trẻ chưa được tiêm chủng. Vì vậy, các gia đình cần cảnh giác với bệnh sởi và phải tiêm chủng đầy đủ để chủ động bảo vệ trẻ không mắc sởi.

Bệnh sởi có nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm giác mạc, viêm tai giữa, viêm màng não… có thể gây nguy hiểm nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách, đặc biệt là ở trẻ nhỏ dưới 9 tháng, người suy giảm miễn dịch hoặc có những bệnh mãn tính khác. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo,  khi trẻ nghi bị mắc sởi các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và tư vấn. Trẻ mắc sởi nên được cách ly, chăm sóc theo dõi tại nhà để tránh lây nhiễm chéo và lây lan trong cộng đồng, chỉ nên nhập viện khi có biến chứng như viêm phổi, viêm giác mạc, viêm màng não…

 

Bệnh sởi ghi nhận ở hầu hết những trẻ không tiêm chủng

 

Theo thống kê của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu năm 2018 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 2.300 trường hợp sốt phát ban tại 49 tỉnh, thành phố, trong đó có 954 trường hợp mắc sởi dương tính tại 37 tỉnh, thành phố. Phần lớn là trẻ dưới 5 tuổi, trong đó có tới hơn 83% số trẻ là không được tiêm chủng hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng vắcxin sởi.So với cùng kỳ năm 2017, tình hình dịch bệnh sởi năm nay đang có chiều hướng gia tăng cao và sớm ngay từ những tháng mùa Hè.

Nguy cơ bùng phát dịch sởi trong mùa Đông- Xuân rất cao

Thạc sĩ Nguyễn Đức Khoa- Phó phòng kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Cục Y tế Dự phòng) cảnh báo, năm nay, dịch bệnh sởi xuất hiện đầu tiên tại các tỉnh miền Bắc và gần đây đã xuất hiện tại một số tỉnh miền Nam, miền Trung và Tây Nguyên. Bộ Y tế đánh giá dịch bệnh sởi năm nay đến sớm, rải rác ở nhiều địa phương. Cùng với số lượng tích lũy lớn các trẻ chưa có kháng thể bảo vệ bệnh sởi trong cộng đồng thì nguy cơ gia tăng, thậm chí có thể bùng phát dịch bệnh sởi trong mùa Đông-Xuân tới là rất cao. 

Bộ Y tế khuyến cáo các bà mẹ nên đưa con đi tiêm chủng đúng lịch, đặc biệt với dịch bệnh sởi, những người sinh từ năm 1984 đến năm 1997 là những người chưa được bảo vệ bởi các chiến dịch tiêm vắcxin sởi-rubela trước đây nên đi tiêm vắcxin sởi-rubela để bảo vệ cho bản thân, qua đó góp phần tránh lây lan bệnh cho con, gia đình cũng như cộng đồng.

Tiến sỹ Đặng Thị Thanh Huyền, Phó trưởng Văn phòng Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) cho biết, tỷ lệ tiêm chủng vắcxin sởi mũi một trên toàn quốc đạt trên 95% trong nhiều năm qua. Tỷ lệ tiêm chủng mũi hai cũng đạt trên 90%. Tỷ lệ tiêm chủng cao đã góp phần khống chế bệnh sởi và phòng bệnh cho hàng triệu trẻ. Tuy nhiên, vẫn còn một số thôn bản, vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn tỷ lệ tiêm chủng chưa đạt 90% đồng thời, với xu hướng di biến động dân số gia tăng thì nguy cơ lây nhiễm virus sởi là hiện hữu. Nếu xuất hiện các vùng lõm về tiêm chủng thì nguy cơ tái xuất hiện bệnh sẽ xảy ra.

 

Tiêm phòng sởi là biện pháp phòng bệnh tốt nhất ch trẻ


Để phòng bệnh sởi và các biến chứng của bệnh, cha mẹ cần cho trẻ đi tiêm chủng vắcxin sởi, sởi-rubella đúng lịch, đủ mũi. Đây là biện pháp căn cơ nhất. Bên cạnh đó, chương trình tiêm chủng mở rộng cũng sẽ triển khai các chiến dịch tiêm chủng bổ sung tại vùng nguy cơ cao để đảm bảo cho 95% trẻ em được phòng bệnh sởi, chủ động ngừa dịch xảy ra.

“Trong thời gian tới, chương trình tiêm chủng mở rộng sẽ vẫn tiếp tục thúc đẩy tăng cường triển khai tiêm chủng vắcxin sởi-rubella cho trẻ 18 tháng tuổi. Đây là biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ cộng đồng. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng sẽ tổ chức tiêm chủng bổ sung cho trẻ em chưa được tiêm chủng vacxin sởi hoặc chưa tiêm đủ mũi để giảm thiểu số trẻ nguy cơ mắc bệnh.”- bà Huyền cho hay.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh sởi là đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ theo lịch. Hiện nay, vắcxin phối hợp sởi-rubella do Việt Nam sản xuất đã được triển khai tiêm ở nhiều địa phương. Theo thống kê của Văn phòng Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, sau hơn 5 tháng sử dụng vắcxin phối hợp sởi-rubella do Việt Nam sản xuất trong Chương trình tiêm chủng mở rộng không ghi nhận bất kỳ trường hợp phản ứng nghiêm trọng sau tiêm chủng vắcxin sởi-rubela do POLYVAC sản xuất. Các địa phương báo cáo một số trường hợp phản ứng nhẹ như sốt phát ban sau tiêm vắcxin. Tuy nhiên, tất cả các trường hợp này đều tự khỏi trong vòng một đến hai ngày

CHÂU GIANG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh