THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 03:56

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Lễ Vu Lan

 

Nguồn gốc của ngày Lễ Vu Lan báo hiếu

Khi nhắc đến hai từ Vu Lan, bất kỳ người con hiếu thảo nào cũng chợt se lòng, bởi lẽ Phật tính trong những tấm lòng hiếu hạnh một lần nữa được hâm nóng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nguồn gốc của ngày lễ trọng đại này.

 

Ngày lễ Vu Lan là dịp “nhắc nhở” các thế hệ con cháu chúng ta nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những đóng góp to lớn của các anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước. 


Xuất phát từ truyền thuyết về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.

Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị cực hình ở cảnh giới địa ngục, thân thể bà tiều tụy vì đói khát, ông đã đem cơm do “tín thí” cúng dường xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.

Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó".

Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng: chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu-Lan-Bồn Pháp). Từ đó, ngày lễ Vu Lan ra đời. Trong một số nước Á Đông, ngày lễ này thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 (Âm lịch), để tỏ hiếu với cha mẹ, ông bà và cũng để giúp đỡ những linh hồn đói khát.

Ý nghĩa của ngày Lễ Vu Lan báo hiếu

Ngày lễ Vu Lan là dịp “nhắc nhở” các thế hệ con cháu chúng ta nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những đóng góp to lớn của các anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước. Ðồng thời giúp chúng ta tiếp cận được những ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hoá Phật giáo đó là “Từ, bi, hỷ, xả”, “vô ngã, vị tha”, “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”...

Không riêng gì với mỗi Phật tử chúng ta, lễ Vu Lan mở ra cả một mùa báo ân, báo hiếu. Báo hiếu ở đây là báo hiếu đối với cha mẹ, không chỉ ở kiếp này mà còn ở nhiều kiếp khác, bởi Phật giáo luôn nhìn nhận con người trong mối tương quan nhân quả, trong vòng nghiệp báo luân hồi. Ðiều này dẫn đến việc chúng ta phải mở rộng phạm vi báo hiếu ra tất cả chúng sinh. “Phổ độ chúng sinh”, “cứu nhân, độ thế”, “xá tội vong nhân” nhờ vậy mà được hình thành.

 

Trên thế gian này, tất cả những sự sống đều do cha, mẹ sinh ra. Cha mẹ đã chịu mọi khó khổ để sinh con ra, và để nuôi con khôn lớn.

Vu Lan Bồn có ý nghĩa đơn giản là dùng lễ vật đựng trong một cái bồn (thau, chậu) dâng cúng lên các vị tu hành thanh tịnh để nhờ sự chú nguyện của họ, cứu vớt những người bị tội chướng hành hạ, thọ khổ báo trong hiện kiếp và nhiều đời. Điều đó có nghĩa là lễ Vu Lan đã có từ thời Đức Phật còn tại thế, do Ngài Mục Kiền Liên xin Phật dạy để cứu mẹ.

 

Báo ân là phải đáp đền ơn đức cha mẹ sinh thành, dưỡng dục cho ta nên người. 


Trên thế gian này, tất cả những sự sống đều do cha, mẹ sinh ra. Cha mẹ đã chịu mọi khó khổ để sinh con ra, và để nuôi con khôn lớn.

Con người hơn loài cầm thú là có “hiếu đạo”. Nếu ai đó đã không thương cha, kính mẹ thì còn tệ hơn loài cầm thú. Vì thế nếu chúng ta tự nhận mình là người thì phải biết ơn và báo ân.

Biết ơn là phải thấy được sự có mặt của mình ở cõi đời này là từ đâu. Nhiều người trong chúng ta phủ nhận công sinh dưỡng từ cha mẹ, đã bội phản nói rằng tôi từ thần đá, thần đất, thần gió, thần lửa v.v… sinh ra; từ đó đâm ra chửi cha, mắng mẹ, phá tán gia cang làm cho cha mẹ phải đau khổ suốt đời (trong Kinh Đại Báo Phụ Mẫu Trọng Ân có chép.)

Báo ân là phải đáp đền ơn đức cha mẹ sinh thành, dưỡng dục cho ta nên người. Chúng ta báo ân bằng cách lo từng miếng ăn, tấm áo, thuốc thang, và đỡ đần khi cha mẹ già yếu. Người theo Phật giáo khi báo ân cha mẹ phải nên hiểu rõ đạo lý báo ân để việc báo ân được kết quả hơn. Cha mẹ sinh ra ta cũng chỉ là người phàm, mắt thịt, nên những sự lỗi lầm, sai quấy xảy ra hằng ngày, đôi khi cha mẹ không thấy ra đó là tội hay phước, chỉ vì tập quán và hoàn cảnh để sống còn.

theo phunutoday.vn

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh