Người ưu tú, 2 không nói, 2 không làm
- Y học 360
- 16:06 - 12/08/2020
Thời gian trôi nhanh như chó chạy ngoài đồng, một đi không trở lại, vì cuộc sống, ai ai cũng đang chạy hết sức mình.
Trong cái xã hội vội vã như hiện nay, mỗi người chúng ta đều giống như "bèo dạt mây trôi", không biết làm sao mới có thể lắng lại, ổn định lại, vậy mới có những người cảm thấy mơ hồ, bất an, lo âu, thậm chí rơi vào trạng thái trầm cảm.
Chỉ những người ưu tú mới luôn giữ được cái tâm ban đầu, không bị thế giới bên ngoài quấy nhiễu, không nghi ngờ gì, họ đều là những người giỏi nhất, nỗ lực nhất.
Có lẽ sẽ có những người thắc mắc rằng tại sao mình rõ ràng rất giỏi giang, nhưng cuộc sống lại không bằng người khác, thu nhập không bằng người khác?
Có lẽ bạn thực sự rất giỏi giang, nhưng một người thực sự ưu tú, không chỉ đơn giản là giỏi giang về mặt năng lực và kĩ thuật, mà còn cả về mặt phẩm hạnh, tâm lý. Khi bạn đạt tới đỉnh về mặt năng lực hoặc kĩ thuật ở một ngành nào đó, mà vẫn chưa trở thành người ưu tú trong mắt mọi người, vậy thì bạn cần phải có sự suy ngẫm.
Người ưu tú, họ thường có một vài điểm chung, họ biết cách ăn nói, biết lúc nào nên làm cái gì, không nên làm cái gì, ngay cả khi gặp phải những chuyện không đâu thì vẫn có thể điềm nhiên như không.
Hai không nói
1. Không nói khổ
Sống ở đời, khó khăn là thường thái, tuy nhiên có rất nhiều người khi gặp phải khó khăn lại chỉ biết đi than khổ với người khác, trước giờ chưa từng nghĩ làm sao để tránh phạm phải sai lầm một lần nữa, cũng chẳng buồn nghĩ tới chuyện làm sao để giải quyết rắc rối này.
Người bình thường rất khó chịu đựng được sự tủi thân này, cảm thấy mình nên chia sẻ cho những người xung quanh, như vậy tâm lý mới dễ chịu, tất nhiên làm vậy là không sai, và cũng là một cách rất tốt để giải tỏa cảm xúc.
Chỉ có điều, phần lớn những người ưu tú lại không dùng cách này để biểu đạt cảm xúc của mình, họ không thích nói khổ, không thích nói mệt, có gì cũng lựa chọn tự mình tiêu hóa và gánh vác.
Bởi họ biết dù mình có than khổ, than khó cũng chẳng có tác dụng gì, cũng chỉ khiến mình thêm phiền não hơn mà thôi, thay vì ngồi đó oán than, chi bằng đi tìm cách giải quyết, dành thời gian đi cải thiện bản thân, nâng cao thực lực, giảm thiểu vấp ngã.
Đời người rất dài, thỉnh thoảng gặp vài chuyện khiến mình không kịp phòng bị là điều rất thường gặp, vấn đề là xem bạn xử lý ra sao mà thôi.
Người ưu tú sở dĩ ưu tú, nhiều khi không chỉ đơn thuần vì IQ của họ cao hơn bạn, học hành giỏi giang cho bạn, mà là bởi nội tâm của họ kiên cường hơn bạn.
Người ưu tú, họ có khổ, không phải vì họ không muốn nói ra mà bởi họ sớm hiểu ra rằng đây vốn dĩ là dáng vẻ mà cuộc sống nên có, thích ứng thôi là được, ca thán cuộc sống khổ sở không chỉ khiến họ đắm mình sâu vào vũng bùn mà còn khiến họ trở thành đối tượng cười chê của người khác, thay vì như vậy, chi bằng tự mình tiêu hóa, bớt truyền đi năng lượng tiêu cực cho người khác.
2. Không nói mệt
Vì cuộc sống, chúng ta phải làm việc, kiếm tiền, công việc có nhiều loại, lương tháng cũng có nhiều mức, nhưng chẳng có công việc nào là không mệt cả, ngay cả những người mỗi ngày ngồi trong các tòa cao lầu làm việc, chỉ là cách thức họ lao động và bỏ ra là khác nhau mà thôi, nếu bắt buộc phải nói ra sự khác biệt, thì đó chính là sự khác biệt giữa trí lực và thể lực.
Không biết mọi người đã trải qua cảm giác này chưa: làm việc từ 9:00 sáng đến 9:00 tối, 6 ngày mỗi tuần, dậy sớm đi làm, vừa vào công ty là ngồi im luôn cả ngày, thỉnh thoảng phải tăng ca, rất mệt, đặc biệt là khi một mình ở một thành phố rộng lớn, mệt mỏi cả thể chất lẫn tinh thần.
Đối với người bình thường mà nói, mệt thì nghỉ một chút, không thì ca thán với đồng nghiệp, bạn bè, một số thậm chí còn trở nên ghét bỏ công việc của mình, rồi lựa chọn nhảy việc, cứ như vậy, một năm trời, nhảy việc không biết bao nhiêu công ty, cuối cùng nhảy nhiều hơn thu hoạch.
Còn người ưu tú, họ thường lựa chọn lặng lẽ tiếp nhận tất cả, mệt rồi thì tự mình gánh, trong lòng họ chỉ có một tâm niệm, đó là nỗ lực nâng cao thực lực, mới có thể ngồi lên vị trí cao hơn, nhìn phong cảnh đẹp hơn, và cũng chính tâm niệm này là thứ thúc đẩy họ tiến về phía trước, cuối cùng trở thành người trên người.
Hai không làm
Trong cái xã hội đầy cám dỗ này, có những người vì muốn tranh thủ được nhiều lợi ích hơn không từ bỏ thủ đoạn, rũ bỏ đi nguyên tắc làm người của chính mình.
Đây là điều vô cùng không tốt và cũng vô cùng không đúng, làm người là phải có nguyên tắc, là phải biết chuyện nào nên, chuyện nào không nên làm, chuyện nào được và không được làm.
1. Không làm việc xấu sau lưng người khác
Có những người vì đố kị với người khác mà nảy sinh ra tâm lý sai trái, làm việc xấu xa sau lưng người khác nhằm mưu đồ công danh lợi lộc cho mình.
Chẳng hạn như nói xấu sau lưng người khác, có những người cứ luôn vin vào cái khuyết điểm của người khác để thừa nước đục thả câu sau lưng họ, bán đứng họ, nhai đi nhai lại lỗi lầm của họ, làm xấu hình ảnh của họ trong mắt người khác. Nên biết rằng, con người ta ai chẳng có lúc mắc phải sai lầm, nếu vì khuyết điểm, vì một lần sai xót của ai đó mà cứ nhai đi nhai lại lỗi lầm đó của họ, thì đó chính là vô đạo đức.
Người ưu tú thực sự trước giờ không bao giờ bày mưu hay giở thủ đoạn sau lưng người khác, bởi họ làm người có nguyên tắc, họ quang minh chính đại, họ luôn tâm niệm dựa vào thực lực của chính mình để leo lên trên cao, họ không sợ người khác ưu tú hơn mình, dù người khác có giỏi hơn thì họ cũng sẽ không ganh tị, mà ngược lại còn vui mừng vì tìm được đối thủ, cuộc sống mà không có ai để cạnh tranh, để thúc đẩy mình tiến lên thì há chẳng phải là rất nhàm chán ư?
2. Không làm việc phạm pháp, trái với lương tâm
Con người ta không ai là hoàn hảo cả, nhưng ai cũng thể làm người có đạo đức, có ranh giới lương tâm.
Trên đời này, việc cần tránh xa nhất là chuyện vi phạm pháp luật.
Có những người vì ước mộng giàu có sau một đêm, vì mưu cầu danh lợi, vì muốn nhanh chóng giàu có mà bất chấp làm những việc trái với pháp luật. Cần phải biết rằng, những đồng tiền không phải là tiền xương máu, không tới từ chính những nỗ lực và thông qua tích lũy thì sẽ không bao giờ được bền lâu, của thiên thì sớm muộn gì cũng trả địa.
Người ưu tú ngược lại luôn tâm niệm rằng nỗ lực mới là mấu chốt của thành công và tiền tài. Họ đồng thời là những người giỏi kiểm soát cảm xúc và suy nghĩ của bản thân, không vì cám dỗ nhất thời mà bán rẻ lương tâm của mình, đối với họ, những thứ được tích lũy dần dần theo năm tháng mới là những thứ lâu dài và mãi mãi.