THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 04:34

Người trưởng thành chỉ là một đám người bình thường đã bước qua ngưỡng tuổi 18

01

Khi còn nhỏ, mong muốn lớn nhất là trở thành người lớn.

Sau khi trở thành người lớn, chuyện gì mình cũng được làm chủ, được sống hết mình, theo ý mình.

Nhưng tôi cũng đã gặp qua rất nhiều khuôn mặt khắc khoải, sự vội vã và đầy lắng lo, ưu phiền của người trưởng thành.

Họ trốn trong một góc nhỏ, ngồi trong xe hút thuốc, ngồi ở bến xe rơi nước mắt…

Lúc trước tôi cho rằng đó chỉ là thiểu số.

Nhưng sau này mới phát hiện ra, trưởng thành không có nghĩa là toàn năng, không có nghĩa là không được bộc lộ sự yếu đuối của mình ra cho người khác thấy.

Người trưởng thành chỉ là một đám người bình thường đã bước qua ngưỡng tuổi 18: Lớn rồi, đến lúc bỏ sĩ diện của mình xuống được rồi - Ảnh 1.

02

Trước đó, tôi bắt gặp được cảnh tượng như này ở một bến tàu điện ngầm ở Quảng Châu, Trung Quốc.

Đó là giờ tan làm, trạm xe rất nhiều người qua lại.

Khi đó tôi đang cúi đầu xem điện thoại thì bỗng dưng bị tiếng khóc lớn ở đằng sau làm cho giật mình.

Quay đầu nhìn lại, là một người phụ nữ khoảng hơn 50 tuổi.

Cô ấy nằm bệt xuống đất, một tay cầm điện thoại, tay còn lại không ngừng đập vào lồng ngực, cứ vừa khóc vừa gào lên.

Rất nhanh sau đó có người đến hỏi han tình hình.

Lúc này mọi người mới biết, cô ấy ở quê lên Quảng Châu thăm con trai, nhưng vì đông người mà hai mẹ lạc mất nhau.

Gọi điện cho con rất nhiều lần nhưng đều không gọi được.

Mọi người xung quanh an ủi: "Con trai chị nhất định sẽ tới đón chị nhanh thôi."

Nhưng cô ấy vẫn khóc lóc ầm ĩ lên.

Cho tới khi cậu con trai chạy tới, đỡ mẹ đứng dậy thì khung cảnh mới yên tĩnh trở lại.

"Bảo mẹ từ từ thôi thì mẹ không nghe, cứ thích chen với người khác cho bằng được, lạc rồi ở đây làm ầm lên, có gì hay ho đâu mà làm ầm lên như thế!"

Bà mẹ lau nước mắt trên mặt, giống như một đứa trẻ đang làm sai chuyện gì đó vậy.

Người trưởng thành chỉ là một đám người bình thường đã bước qua ngưỡng tuổi 18: Lớn rồi, đến lúc bỏ sĩ diện của mình xuống được rồi - Ảnh 2.

03

Một câu chuyện khác ở một bệnh viện.

Trước khi bệnh nhân làm phẫu thuật đặt stent tim, bác sĩ hỏi người con trai đặt stent trong nước hay stent nhập khẩu.

Ưu điểm của stent nhập khẩu là độ an toàn và hiệu quả tương đối được đảm bảo.

Nhưng nhược điểm là nó đắt tiền.

Người đàn ông sau khi suy nghĩ đã chọn loại stent trong nước.

Xuất phát từ tình hình của bệnh nhân, bác sỹ khuyên: "Ba cậu tuổi đã cao rồi, sao không chọn loại nhập khẩu cho tốt."

Người con trai đỏ bừng mặt lên, nhưng vẫn lựa chọn loại trong nước.

Sau bữa cơm trưa, nhà ăn bệnh viện vang lên những tiếng khóc lớn.

Cậu con trai ấy quỳ sụp xuống đất, vừa khóc vừa gọi điện thoại vay tiền.

Vay tiền để có tiền trả cho loại stent trong nước.

Bước vào tuổi trung niên, lại thất nghiệp không có việc, không dám nói với người nhà.

Rồi đùng một cái ba phải làm phẫu thuật, đúng là sợ cái gì thì cái đó đến.

Ai cũng nói "nước mắt đàn ông không dễ rơi", nhưng giây phút đó, anh ấy lại khóc nức lên như một đứa trẻ, chẳng cần giữ cho mình chút sĩ diện nào nữa.

Người trưởng thành chỉ là một đám người bình thường đã bước qua ngưỡng tuổi 18: Lớn rồi, đến lúc bỏ sĩ diện của mình xuống được rồi - Ảnh 3.

04

Lúc nhỏ, cứ nghĩ rằng làm người lớn rất sung sướng.

Nhưng lớn lên rồi mới biết thì ra mình đã đánh giá người lớn quá cao.

Người lớn phải có trách nhiệm, phải gánh vác mọi thứ, người lớn dường như không gì là không thể.

Nhưng người lớn không có nghĩa là vạn năng.

Không có ai trưởng thành ngay sau khi bước qua ngưỡng 18 tuổi.

Dù có 50 tuổi đã trải qua không ít bão tố cuộc đời, khi đối mặt với một môi trường xa lạ, cũng cảm thấy sợ hãi.

Dù có là trụ cột, dù trên có già dưới có trẻ, sớm đã quen với mọi áp lực của cuộc sống, nhưng khi đối mặt với 2 đả kích liên tiếp, vẫn lực bất tòng tâm.

Thì ra, người trưởng thành không hề mạnh mẽ như tôi tưởng tượng, mạnh mẽ tới mức có thể đối diện và xử lý mọi việc một cách dễ dàng.

Người trưởng thành không phải là siêu nhân.

Người trưởng thành chỉ là một đám người bình thường đã bước qua ngưỡng tuổi 18.

Họ cũng có quyền bỏ sĩ diện của mình xuống để rồi muốn bộc lộ cảm xúc, muốn khóc ra sao thì khóc.

Người trưởng thành chỉ là một đám người bình thường đã bước qua ngưỡng tuổi 18: Lớn rồi, đến lúc bỏ sĩ diện của mình xuống được rồi - Ảnh 4.

05

Có một câu chuyện như này:

Lúc nghèo nhất, vì khởi nghiệp thất bại nên tiêu hết toàn bộ số tiền mà mình có.

Vì để duy trì cuộc sống, anh ấy chỉ có thể đi làm thêm ở quán vịt nướng.

Mức lương bèo bọt, trừ tiền cho sinh hoạt bắt buộc, số tiền còn lại anh đều gom vào để trả nợ.

Nhưng, ăn uống thì phải làm sao?

Không còn cách nào khác, chỉ có thể nhẫn nhịn, nhịn tới mức say xẩm mặt mày, tới mức viêm dạ dày.

Tới khi thực sự không chịu được nữa, bèn trốn trong một góc của phòng bếp ăn những thức ăn còn xót lại để chống đói.

Có một lần khi dọn bàn, trông thấy khách ăn còn sót lại một miếng vịt, không chịu được, anh liền nhặt miếng thịt lên cho vào mồm.

Người xung quanh thì nhìn anh với con mắt kì thị.

Anh ấy hình dung, "giống như một con chó vậy."

Chẳng có người trưởng thành nào là không muốn giữ thể diện, không muốn không bị người khác coi thường cả.

Thảm hại, chẳng qua cũng vì cuộc sống quá khó khăn.

Cô gái kéo lê cơ thể mệt mỏi của mình chen chúc trên chuyến xe buýt đi, tất cả chỉ vì muốn giành được giải nhân viên chuyên cần nhất.

Bà nội trợ đi chợ thương lượng giá cả, tính toán từng đồng một, tất cả chỉ vì muốn tiết kiệm vài đồng bạc.

Người đàn ông mượn rượu giải sầu bật khóc ở một góc nhỏ nào đó nơi phố thị đông đúc, tất cả chỉ vì muốn giữ lại nụ cười với vợ con.

Người trưởng thành sớm đã học cách chịu thua với cuộc sống.

Và cái giá của chịu thua, là rũ bỏ thể diện, là trông thảm hại trước mặt người khác.

Người trưởng thành chỉ là một đám người bình thường đã bước qua ngưỡng tuổi 18: Lớn rồi, đến lúc bỏ sĩ diện của mình xuống được rồi - Ảnh 5.

06

Có những người chỉ sống thôi cũng đã đủ bận rộn rồi.

Vì vậy, sĩ diện, sớm đã không còn là lựa chọn của họ.

Khi còn nhỏ, tôi thường rất ngưỡng mộ con nhà người ta, vì họ được đi học bằng xe ô tô.

Còn tôi lại chỉ được đi học trên chiếc xe máy cũ mèm.

Mỗi lần ba đưa tới trường, tôi đều sẽ thật nhanh xuống xe và chạy vào lớp.

Ba cũng không biết tâm sự nhỏ này của tôi, chỉ nghĩ tới việc nhanh chóng đi chở khách.

Ông dùng chiếc xe đó, chạy từng km, từng km để nuôi sống cả gia đình.

Mấy năm trời phơi nắng, da ông vừa sạm vừa đỏ.

Chiếc áo mặc trên người cũng đã cũ mèm, sờn vai.

Nhưng ông trước giờ chưa bao giờ cảm thấy mất mặt.

"Ba không có năng lực gì, nhưng ba sẽ cố gắng hết sức để con cái được học hành đầy đủ, phát triển trong điều kiện đầy đủ nhất có thể, vậy là ba mãn nguyện rồi."

Tôi từng cho rằng, ăn mặc sáng sủa, cử chỉ nho nhã, chính là thể diện.

Nhưng đối với ba mà nói, dùng đôi bàn tay của mình nuôi sống cả gia đình, đó chính là sĩ diện.

Người khác chê cười, chế nhạo, coi thường ra sao, tất cả không quan trọng.

Trong lòng ông, gia đình luôn là số 1, và nó là sự tồn tại còn quan trọng hơn cả sĩ diện.

Người trưởng thành chỉ là một đám người bình thường đã bước qua ngưỡng tuổi 18: Lớn rồi, đến lúc bỏ sĩ diện của mình xuống được rồi - Ảnh 6.

07

Nước Áo có một nhà tâm lý học nổi tiếng tên Viktor Emil Frankl.

Thời niên thiếu, Frankel đã thể hiện sự hứng thú và tài năng trong tâm lý học.

Sau khi lớn lên, ông tham gia điều trị các rối loạn thần kinh và bệnh tâm thần, vừa nuôi sống gia đình, vừa cứu các bệnh nhân.

Cuộc sống như vậy vốn dĩ là rất viên mãn.

Nhưng vào năm 1942, mọi thứ đã thay đổi.

Đức quốc xã tàn bạo đã bắt gia đình Do Thái này vào trại tập trung.

Cha ông chết vì đói, mẹ ông chết vì phải thử độc, anh trai và chị dâu cũng bị giết.

Chỉ có ông và em gái sống sót.

Sự tra tấn vô nhân đạo và nỗi đau mất người thân là quá đủ để hủy hoại một người.

Nhưng Frankel đã vượt qua tất cả.

Ông đã kết hợp kinh nghiệm và học thuật của mình để tạo ra "liệu pháp ý nghĩa", giúp con người ta tìm thấy hy vọng từ trong tuyệt vọng, kéo những người đang lang thang xuống vực thẳm trở về với thế giới.

Tagore nói rằng thế giới đã hôn tôi với nỗi đau, nhưng tôi đã đáp trả lại nó bằng bài hát.

So với oán than thế giới không công bằng, họ lựa chọn dùng tình yêu đi thay đổi thế giới.

Thì ra, kiên trì sự dịu dàng và lương thiện, mới là sĩ diện lớn nhất của người trưởng thành.

08

Người trưởng thành vì sao nên buông bỏ sĩ diện?

Những thăng trầm trong cuộc sống chính là câu trả lời.

Sĩ diện của người không phải ăn là mặc sáng loáng, chải chuốt sang chảnh, cũng không phải ngồi đó kiêu kì thưởng thức tách cà phê đắt tiền…

Nỗ lực hết sức bảo vệ những người quan trọng, kiên trì cái đạo đức làm người, đây mới là sĩ diện của người trưởng thành.

 

Nhã Quyên

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh