CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:11

Người phỏng vấn: 'Nhìn cách bạn mang balo, tôi biết ngay lương tháng bạn chưa đến 8 triệu' và bài học thấm thía sau đó

Hôm qua, tôi nhìn thấy một bài viết khá hot với chủ đề: "Làm thế nào để có thể phán đoán lương của một người là trên 8 triệu hay dưới 8 triệu?"

Câu trả lời của một người làm bên nhân sự lập tức được đẩy lên top vì bị phản đối quá nhiều: "Giả sử, nếu một ứng viên đến gặp tôi phỏng vấn, mà người đó nói chuyện với tôi đã hơn nửa tiếng vẫn ôm túi trên người, chứng tỏ cô ấy đang không có cảm giác an toàn, khả năng hòa nhập và thích nghi kém. Người này, mức lương trước giờ nhất định thấp hơn 8 triệu.

Những người phụ nữ có năng lực thích nghi mạnh mẽ và lòng tự tin cao, khi gặp người khác, họ nhất định sẽ đặt túi xuống ngay, chứ không ôm trên người như thế. Họ sẽ nói chuyện rất tự nhiên, thậm chí còn biết cách đưa ra đề nghị trước."

Nhiều người phản bác rằng:

"Tôi có thói quen thích ôm túi xách của mình thì sao chứ?"

Người làm nhân sự kia cũng không vừa, lập tức phản pháo:

"Tôi hỏi bạn chẳng lẽ khi về đến nhà bạn còn ôm túi xách hay sao?

Có phải vừa về nhà, liền lập tức cởi giày, đi vệ sinh hoặc nằm sô pha xem phim, tuyệt đối không còn ôm túi nữa đâu."

Nhìn thấy câu trả lời tự tin mang tính thách thức thế này, nhiều người lập tức nhìn lại thói quen thích ôm túi vào người của mình.

Nói về việc này, tôi cảm thấy chỉ dựa vào thói quen ôm túi xách đã đánh giá một người là "không có cảm giác an toàn", "thích nghi kém", "không có khả năng hòa nhập"... có phải là hơi vội vàng rồi không?

Hơn nữa, bạn ấy còn là một HR, việc đưa ra kết luận tức thì thông qua cái nhìn định kiến như vậy, có phải là một sự thiếu trách nhiệm đối với người khác?

Nhưng trong cuộc sống, những người như bạn ấy thực sự không ít. Họ luôn tự tiện gắn nhãn dán cho người khác.

"Nhìn cách bạn ôm ba lô, tôi biết ngay lương bạn chỉ dưới 8 triệu".

"Nhìn cô ta đi chung với người đàn ông giàu có, chắc chắn cô ta là kẻ hám tiền!"

"Ăn bít tết mà cũng đăng những 9 tấm hình, đúng là người chưa từng nhìn thấy sự đời..."

Họ nói rất nhanh, rất nhẹ nhàng, cũng rất "sướng miệng", nhưng lại có thể khiến tâm hồn của người khác phải dậy sóng.

Woolf từng viết trong tác phẩm "Đến ngọn hải đăng" rằng:

"Quan điểm của một người với người khác, có một nửa là vô lý. Bởi vì loại quan điểm này chỉ xuất phát từ động cơ cá nhân của một người."

Mà ác ý lớn nhất của một người chính là áp đặt ý kiến riêng của mình lên người khác, rồi bình luận bừa bãi với mọi người trước khi họ biết được toàn bộ sự việc.

Người phỏng vấn: Nhìn cách bạn mang balo, tôi biết ngay lương tháng bạn chưa đến 8 triệu và bài học thấm thía sau đó - Ảnh 1.

(01)

Cách đây một thời gian, tin tức Lý Giai Kỳ gửi chó đi học đã lên hot search.

Trong khu bình luận rất nhiều người chế nhạo rằng những người giàu hay thích sống tùy hứng, ngay cả chó còn sống cao quý hơn họ.

Nhưng thực tế, những người thốt ra lời bàn tán này lại không biết được sự thật phía sau.

Chú chó dễ thương này đã được Lý Giai Kỳ nuôi 5 năm. Mỗi khi đứng trước ống kính, nó luôn làm việc rất chuyên nghiệp, không ngừng chắp tay chào, khiến người khác rất vui vẻ.

Lý Giai Kỳ nói, muốn cho chó con đi học vì muốn nó có thể làm được nhiều việc có ý nghĩa hơn, chẳng hạn tham gia vào một số hoạt động chữa bệnh, giúp các cụ già hoặc các em nhỏ mắc bệnh tự kỷ thấy vui vẻ...

Nghe đến đây vài người lại bắt đầu hoài nghi: "Chó chứ có phải bác sĩ đâu mà trị bệnh!"

Đừng đánh giá thấp sức mạnh của chúng, một cư dân mạng đã viết ra trải nghiệm cá nhân của mình rằng:

"Tôi từng bị trầm cảm nặng, toàn dựa vào thuốc và rượu để chống đỡ. Vào thời điểm đó, xung quanh tôi thật tăm tối, không ai có thể giúp được tôi.

Sau đó, tôi tiếp xúc với một chú chó trị bệnh, nó khiến tôi có hy vọng sống.

Bây giờ, chứng trầm cảm của tôi đã hồi phục, chú chó ấy vẫn còn ở đây. Nó thật sự là người bạn tri kỷ."

Người ta cho chó đi học vì mục đích từ thiện, thế mà một số người đã quen với việc dùng ác ý chỉ trích người khác lại cất tiếng phán cho người ta án "tử".

Phàm làm việc gì trước nên nghĩ đến hậu quả của nó, nếu bạn muốn sống an ổn, gặp điều chưa biết, xin chớ vội bình luận!

Người phỏng vấn: Nhìn cách bạn mang balo, tôi biết ngay lương tháng bạn chưa đến 8 triệu và bài học thấm thía sau đó - Ảnh 2.

(02)

Lúc trước, một bức ảnh của hoàng tử William được đăng tải trên mạng. Nhiều người tỏ vẻ không thể tin vào mắt mình:

"Tại sao một hoàng tử lịch sự lại đưa ngón trỏ về phía ống kính."

Tuy nhiên, sau khi một tấm ảnh khác đăng tải, mọi người mới biết tình hình thực tế.

Bức ảnh này được chụp khi Công nương Kate mang thai đứa con thứ ba, hoàng tử William đã vui mừng giơ 3 ngón tay. Nhưng do có người cố ý photoshop để câu like, nên mới gây ra sự hiểu lầm này.

Đôi khi, những gì chúng ta nhìn thấy không nhất thiết là sự thật. Đôi mắt thường là thứ lừa người, đừng vội đưa ra phán xét. Chúng ta phải đứng từ nhiều góc độ khác nhau để quan sát thì mới biết toàn bộ bức tranh nó như thế nào.

Người phỏng vấn: Nhìn cách bạn mang balo, tôi biết ngay lương tháng bạn chưa đến 8 triệu và bài học thấm thía sau đó - Ảnh 3.

(03)

Tôi từng được xem một tập rất đặc sắc của "SCHWEIZER TALENTE", nó thực sự đã gây ấn tượng sâu sắc với tôi.

Một họa sĩ đứng trên sân khấu và tỉ mỉ vẽ chân dung của một người trên bảng đen, và rất nhanh nhiều người đã nhận ra người cô vẽ chính là giám khảo Gress.

Ba vị giám khảo còn lại không đồng ý với tài năng của cô, nên đã lần lượt ấn nút đỏ loại trừ.

Họ nghĩ rằng khả năng của cô chỉ đến đó, chẳng khác gì những nghệ sĩ vẽ chân dung đường phố bình thường.

Cuối cùng, ngay cả giám khảo Gress cũng không kiên nhẫn chờ cô vẽ xong đã nhấn nút thông báo loại.

Tuy nhiên, cô họa sĩ này vẫn kiên trì vẽ thêm 10 giây nữa, hoàn thành các bước cuối cùng.

Và khi cô lật ngược bức tranh vừa hoàn thành, rắc bột trắng lên, thì mọi người liền vô cùng kinh ngạc.

Gress tóc bạc trong bức trang lập tức biến thành giám khảo Gilbert.

Mọi người đều đứng lên vỗ tay về kỹ năng vẽ tranh thần kì của cô họa sĩ.

Trước khi chúng ta thấy toàn bộ bức tranh, có bao nhiêu người đủ kiên nhẫn để không vội vã đưa ra một phán xét sai lầm?

Tâm lý học có một thuật ngữ, gọi là "hiệu ứng hào quang", trong đó đề cập đến việc chúng ta thường dễ dàng dùng kiến thức và kinh nghiệm vốn có của mình để đánh giá người khác.

Nhưng thực tế là thứ chúng ta không thể tùy tiện đánh giá được, đừng luôn tự tin rằng chỉ một cái nhìn là bạn có thể hiểu rõ mọi thứ. Bởi vì ở góc nhìn bạn không thể thấy, có những điều bạn không thể biết.



Thiên Tuyết

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh