THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 10:55

Người mẹ đặc biệt của những trẻ câm điếc

Phép màu…

Thoạt đầu, khi chưa gặp, tôi cứ nghĩ cô Xương là người bình thường. Giọng nói của cô ấm áp vô ngần. Dần sau, tôi mới ngỡ ngàng khi biết cô không được lành lặn như bao người. Căn bệnh cách đây 30 năm đã “cướp” đi tuổi thanh xuân và niềm đam mê cháy bỏng của  cô giáo trẻ nhiệt huyết.

Cô Xương sinh ra và lớn lên tại tỉnh Long An. Tuổi thơ của cô lớn lên trong tháng ngày cơ cực. Nhà nghèo, con đường đến trường cũng khá gian nan. Sau ngày giải phóng, gia đình cô chuyển lên TP. Hồ Chí Minh để lập nghiệp. Ở đây, cô vừa giúp gia đình vừa tranh thủ thời gian tiếp tục đi học theo đuổi đam mê làm cô giáo. Thế rồi, niềm khát khao ấy thành hiện thực. Sau khi học lấy bằng chứng chỉ giáo viên mầm non, cô Xương được theo đuổi niềm đam mê của mình. Rồi những biến cố cuộc đời đến, cô về sống tá túc trong một căn nhà chung cư của người chị ruột ở đường Vĩnh Khánh (quận 4, TP. Hồ Chí Minh).

Các em câm điếc đang tập tái hòa nhập cộng đồng.

Đó là câu chuyện một ngày oái ăm, thanh quản cô Sương bỗng dưng không phát ra tiếng nói. Lúc nói chuyện với người khác dẫu có tiếng nhưng không phát ra âm chẳng khác gì người câm. Kể từ đó, cô sống như một người câm. Nhưng không chịu chấp nhận số phận, cô Xương cố tìm tòi và hiểu hơn về khẩu ngữ của người câm điếc như thể vừa giúp bản thân vừa hỗ trợ cho những ai có cùng cảnh ngộ. Và cho đến một ngày, cô đã làm được điều nhiều người hằng mong là giao tiếp được với người khiếm thính bằng khẩu ngữ riêng biệt.

Cô Xương kể: Căn bệnh năm ấy, cô bị chuẩn đoán bị đứt thanh phát ra tiếng nói ở cuống họng. Để có thể nói lại bình thường phải chi phí rất nhiều tiền để nối dây thanh quãng lại. Tuy nhiên, thời đó, nhà nghèo, cô đâu đủ điều kiện để đi chữa trị, lấy lại tiếng nói. Kể từ đó, cô mãi mãi sống trong im lặng. Đi xin việc làm thì ai cũng chê. Họ bảo: “Chỉ tuyển người bình thường, câm như thế này sao mà làm được”. Không nản chí, cuối cùng, cô được một quán nhận vào rửa chén bát. Sau đó là sang làm nhân viên tạp vụ cho một công ty. Dù thu nhập không cao nhưng cũng đủ cho cô trang trải miếng ăn qua ngày.

Sau một thời gian làm việc, cô Xương có cơ hội gặp một vị khách nước ngoài có tâm đức hướng thiện đã giúp cô lấy lại tiếng nói. Theo lời cô, vị khác này người Pháp, còn trẻ tuổi, tình cờ gặp cô trong một lần cô đang cần mẫn lau chùi cửa kính. “Vị khách này sau khi tiếp xúc biết được cô bị câm, không điếc đã hứa là sau khi trở về nước sẽ gửi tặng cô một máy trợ giúp người câm nói. Vậy là, sau đó 3 tháng, cô đã nhận được chiếc máy trợ cho người câm giao tiếp.” - cô Xương vui mừng kể.

30 năm lặng lẽ ươm mầm xanh cho đời

Từ khi được tiếng nói trở lại, cô Xương đã có cơ hội tiếp xúc và trò chuyện cùng những trẻ em câm điếc, những người có tấm lòng hướng thiện cùng cảnh ngộ. Hầu hết các em học sinh đều có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện đến những trung tâm lớn, trường học để học chữ. Hiểu được suy nghĩ và ước mơ của các em, cô Xương đã nảy ra ý tưởng về việc thành lập một đội nhóm từ thiện để hỗ trợ các em câm điếc học chữ, nhận dạng và sớm tái hòa nhập cộng đồng. Đến năm 2001, cô Xương cùng nhiều anh, chị, có chung tâm niệm đã lập nên Hội giúp đỡ những trẻ em câm điếc đến trường. Hội đã có hàng hàng ngàn người hưởng ứng, hàng trăm trẻ em khiếm thính tham gia.

Từ đó, thời gian biểu của người phụ nữ 63 tuổi này luôn kín mít. Ngoài khung giờ cố định dành cho công việc tạp vụ mưu sinh, còn cô dành trọn cho hoạt động từ thiện xã hội của mình. Đi sớm về khuya là chuyện không còn lạ. Nơi nào có trẻ câm điếc dù bận bịu thế nào cô Xương cũng sắp xếp thời gian lội bộ đến.

Cô Thu Xương, người mẹ hiền của trẻ câm điếc.

Để có kinh phí hoạt động thường xuyên và liên tục, cô Xương ngoài trích chút tiền túi ít ỏi từ lương mình ra còn phải đi vận động khắp mọi người, “gõ cửa” từng nhà, từng người bạn để xin từng đồng tiền lẻ.

15 năm qua, biết bao đứa trẻ câm điếc đã được tái hòa nhập cộng đồng, không còn bị lạc lỏng giữa đời thường khi “ngôn ngữ” đặc biệt của các em đã có người thấu hiểu, lắng nghe. Cô Xương đã làm được như thế.

“Ngôn ngữ câm điếc khó lắm. Qua thời gian, ngôn ngữ ấy biến thể và nhân lên. Vì thế, ngoài hệ thống ngôn ngữ sơ đẳng phải thường xuyên học hỏi thêm. Còn cô thì già rồi, không tiếp cận nhiều cái mới. Mỗi khi nhìn thấy ai đó nói gì mà trẻ em câm điếc hiểu được là mình thấy hạnh phúc rồi. Chỉ mong sao trên bờ môi các em luôn nở nụ cười, chỉ thế thôi…”, cô Xương tâm sự.

HÀ KIỀU/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh