Người dân thủ đô thả cá chép tiễn Táo quân về trời
- Y học 360
- 17:55 - 08/02/2018
Theo phong tục cổ truyền của người Việt, 23 tháng Chạp hằng năm, mọi nhà đều làm lễ cúng ông Công ông Táo lên chầu Trời. Ngoài mâm cỗ, các gia đình sẽ chuẩn bị cá chép để thả ra sông, hồ gần nhà.
Người dân thường chuẩn bị 3 con cá chép sống, thả trong chậu nước, cúng cùng các đồ lễ khác. Sau khi cúng xong sẽ đem "phóng sinh" ở sông, ao, hồ, nghĩa là để đưa ông Táo về trời.
Người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa trong mỗi gia đình.
Theo quan niệm dân gian, cá chép phải được thả trước giờ Ngọ (12h trưa ngày 23 tháng Chạp) thì mới kịp lên Thiên đình. Do vậy, ngay từ tối ngày 22 đến sáng sớm 23 tháng Chạp, nhiều người dân đã bắt đầu thả cá ra sông, suối, hồ nước gần nhà
Do ngày 23 tháng Chạp không trùng với ngày nghỉ cuối tuần nên từ sáng sớm người dân Hà Nội, từ sớm đã mang cá chép ra sông, hồ thả sớm tiễn ông Công ông Táo về trời
Theo quan niệm dân gian, thả cá chép đúng cách phải thả từ từ, nhẹ nhàng xuống sông, hồ để cá còn có cơ hội sống mới có thể lên chầu trời báo cáo mới Ngọc Hoàng
Việc thả cá mà đổ, ném, quăng cá hoặc ném luôn cả túi ni lông chứa cá xuống ao, hồ không chỉ làm ô nhiễm môi trường mà còn thể hiện thái độ bất kính, sai ý nghĩa, chuẩn mực với phong tục cổ truyền của dân tộc
Ngày lễ ông Công ông Táo năm nay đã không còn xảy ra nhiều tình trạng vàng mã hay túi nilon cùng nhiều loại rác vương vãi vẫn còn diễn ra. Ngay từ sớm đội sinh viên tình nguyện đã có mặt tại các điểm thả cả để giữ gìn vệ sinh môi trường
Trong trong văn hóa của người Việt, "cá vượt vũ môn" hay "cá chép hóa rồng" còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp
Phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công ông Táo là một nét đẹp văn hóa, đồng thời nó thể hiện sự từ bi của người Việt Nam