THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 08:04

Người dân phải mua thuốc với giá cao bất hợp lý

 

Một hộp thuốc nhập chỉ 200$, người bệnh phải mua... 14 triệu

Về quản lý giá thuốc, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, để xử lý tình trạng một số mặt hàng cao, độc quyền nâng giá, tiêu cực  trong kê đơn, nhiều lớp trung gian, cần bổ sung quy định hạn chế tầng lớp trung gian, qua đó sẽ sắp xếp lại mạng lưới  phân phối quá thừa, hiện là gần 2000 Cty phân phối. Về chuyên môn phải đồng bộ xây dựng phác đồ điều trị chuẩn, chống lạm dụng thuốc,  tăng vài trò của hội đồng thuốc và điều trị mới trị tận gôc được tiêu cực trong kê đơn.

 

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, cần có các biện pháp xử lý tình trạng một số mặt hàng cao, độc quyền nâng giá

Đại biểu Phong Lan cũng đề nghị bỏ quy định hạn chế cấp phép nhập khẩu thuốc. "Việc hạn chế này dẫn đến khan hiếm thuốc, qua nhiều tầng trung gian nâng giá lên. Một hộp thuốc viêm gan C nhập chỉ 200đô la, nhưng người bệnh phải mua với giá 14 triệu đồng. Vì vậy cần bỏ quy định dẫn đến độc quyền nhập khẩu thuốc", ĐB Lan nói.

Về quản lý thực phẩm chức năng và mỹ phẩm, đại biểu Phong Lan đề nghị  phải có chương riêng vì đang có nhiều khoảng trống cơ sở pháp lý trong quản lý, thực tế cho thấy nhiều bất cập từ quảng cáo, nhập nhằng với thuốc, núp bóng thực phẩm chức năng, mỹ phẩm. Đại biểu cho rằng theo dự thảo sẽ xây dựng luật riêng về thực phẩm chức năng và mỹ phẩm, nhưng chưa biết bao giờ mới có, tại sao đang cần sao mà không tập trung làm, nếu không kịp xây dựng chương riêng thì luật dược cũng phải có  khoảng cấm về những vi phạm

Ông Nguyễn Văn Tiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết, lý do phải đấu thầu tập trung để tránh tình trạng mỗi nơi một giá. Theo ông Tiên, Dự thảo luật cũng đang đề nghị Quốc hội có cơ chế là thấy giá cao bất thường, Chính phủ phải xem xét lại giá đấu thầu.

 

Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Nguyễn Văn Tiên trao đổi bên hành lang Quốc hội

Đề nghị  đưa thực phẩm chức năng vào phạm vi điều chỉnh của Luật Dược

“Còn các giá thuốc bên ngoài đấu thầu thì đã được kê khai, chúng ta phải tôn trọng nguyên lý kinh tế thị trường vì nguyên tắc của Luật Dược là giản lý, giá thuốc do doanh nghiệp định và doanh nghiệp kê khai với các cơ quan nhà nước" - ông Tiên nói.

Về nhân lực ngành này, ông Tiên cho rằng: "Để hội nhập với thế giới, quản lý tốt đội ngũ cán bộ chuyên môn liên quan đến sức khỏe con người thì phải cấp chứng chỉ 5 năm một lần. Nhưng cái khốn khổ hiện nay của Việt Nam là thủ tục hành chính phức tạp, nặng nề qua, chúng ta cải cách, cải cách mãi không được. Theo quan điểm của của tôi, trước mắt nên cấp 1 lần nhưng quy định, những đối tượng nào đi làm việc quốc tế thì phải cấp chứng chỉ 5 năm một lần. Chính phủ phải quy định thi đầu vào và 5 năm một lần phải cập nhật kiến thức. Các nước trên thế giới là khi cấp phải thi đầu vào, trong quá trình đó thì phải cập nhật kiến thức.

Ta hòa nhập ASEAN rồi, các bác sỹ muốn sang ASEAN làm việc thì chứng chỉ của ta người ta phải công nhận, chứ bây giờ chứng chỉ của ta, họ không công nhận. Họ bảo, vì cấp chứng chỉ cấp cả đời, không nước nào giống như ông. Thứ hai là không thi cử gì cả, cứ học đại học xong, thực hành là cấp nên không phù hợp. Nếu mà Quốc hội mạnh dạn thì nên quy định cấp 5 năm một lần, các lần gia hạn thì phải thông qua cơ chế mạng, không trực tiếp giữ cán bộ và người xin cấp để hạn chế thủ tục hành chính, tiêu cực thì phù hợp".

Đại biểu Bùi Văn Phương nhắc tới thực tế thực phẩm chức năng được quảng cáo như thần dược, được nhiều y bác sĩ hỗ trợ. Mặc dù Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không đưa thực phẩm chức năng vào quy định vì đã có luật về an toàn thực phẩm,  nhưng luật này không quy định được hết, người dân thậm chí có thể mất mạng vì nhầm lẫn. Vì vậy đại biểu đề nghị  đưa thực phẩm chức năng vào phạm vi điều chỉnh của Luật Dược,  tránh để dân vừa mất tiền vừa mang trọng bệnh  thêm. 

Thanh Nhung/ Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh