Người đàn ông bị xuất huyết dạ dày chỉ vì ăn măng sai cách
- Y học 360
- 05:04 - 06/04/2020
Anh Trương, 32 tuổi (ở Hàng Châu - Trung Quốc) là một người rất thích ăn măng tươi, đặc biệt là yêu thích loại măng tre. Mỗi năm khi măng bán trên thị trường, anh Trương đều sẽ mua rất nhiều măng để ăn. Năm ngoài, vì anh uống rượu nhiều dẫn đến vị viêm dạ dày mãn tính, vợ anh Trương đã kiểm soát chế độ ăn uống của anh rất nghiêm ngặt. Tuy nhiên, khi măng đầu xuân năm nay có mặt trên thị trường, biết là không thể kiềm được sở thích của chồng, nên người vợ đã cho anh Trương ăn món măng tre xào 2 ngày liên tiếp.
Sau khi ăn bữa thứ hai, anh Trương phát hiện dạ dày bị khó chịu, thường xuyên ợ chua. Đến sáng ngày hôm sau, triệu chứng của bệnh không những không thuyên giảm, khi đi vệ sinh anh Trương phát hiện phân chuyển sang màu đen, có mùi rất nặng kèm máu. Hai vợ chồng vội vàng đến Khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Nhân dân thứ ba của quận Tiêu Sơn, thành phố Hàng Châu. Sau khi nội soi dạ dày, bác sĩ chẩn đoán anh Trương bị xuất huyết dạ dày.
Vợ anh Trương nói: "Bình thường anh ấy kiềm soát thức ăn rất tốt, chỉ ăn 2 bữa măng và nghĩ sẽ không có vấn đề gì, nào ngờ lại dẫn đến tình trạng nghiêm trọng đến như vậy".
Bác sĩ của Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhân dân thứ ba của quận Tiêu Sơn, thành phố Hàng Châu cho biết, măng tre rất ít chất béo, ít đường và giàu cellulose, có thể thúc đẩy nhu động ruột, rất nhiều người thích ăn, bình thường ăn với lượng thích hợp thì không có vấn đề gì.
Tuy nhiên, đối bệnh nhân có các vấn đề về đường tiêu hóa như viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày… đặc biệt là những người bị giãn tĩnh mạch thực quản và dạ dày thì không nên ăn măng tươi. Bởi vì măng có chứa lượng lớn cellulose, là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày và có thể gây chảy máu và thủng dạ dày.
Vậy ngoài những người bị bệnh dạ dày, những ai cũng không nên ăn măng tươi?
- Người già có thể chất yếu và chức năng tiêu hóa kém: Đối với những người này do chức năng tiêu hóa kém, trong khi đó măng giàu chất thô xơ, sẽ gây tổn thương cơ học cho niêm mạc dạ dày.
- Bệnh nhân mắc bệnh gan: Bệnh nhân mắc bệnh gan ăn măng, có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
- Bệnh nhân bị sỏi thận, sỏi mật: Măng chứa axit oxalic không hòa tan, và sự kết hợp của axit oxalic và canxi sẽ tạo thành canxi oxalate, sẽ làm nặng thêm bệnh sỏi.
- Những người bị dị ứng: Măng chứa axit oxalic hòa tan kém, tiêu thụ quá mức có thể gây hen suyễn, viêm mũi dị ứng và viêm da. Đối với những người dễ bị dị ứng ăn, ăn măng cũng có thể gây nổi mề đay.
Lời khuyên của bác sĩ
- Người khỏe mạnh không nên ăn quá nhiều măng, cũng không nên ăn thường xuyên đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.
- Không nên ăn khi bụng đói, ăn một bát súp trước khi ăn măng có thể làm giảm sự kích thích niêm mạc dạ dày gây ra bởi ăn măng.
- Không ăn thức ăn lạnh ngay sau khi ăn măng để tránh gây sự khó chịu cho đường tiêu hóa.
- Trước khi nấu nên luộc măng và mở vung nồi, để các chất độc trong măng được bay ra ngoài theo hơi nước, khi nấu cần phải nấu măng chín kỹ.
- Khi ăn măng, cần phải nhai chậm và nuốt từ từ, nếu xuất hiện tình trạng đầy hơi sau khi ăn măng, cần phải đến cơ sở y tế kiểm tra, tránh trì hoãn tình trạng bệnh.
(Nguồn: QQ)