THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 01:47

Người đàn bà luôn âm thầm bên cạnh ông Putin

The Economist, một tờ tạp chí Anh đã dành riêng một bài viết về người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Nga, cho rằng ngân hàng này là tấm gương điển hình về khả năng giữ vững chính sách đúng đắn nhờ có thống đốc ngân hàng, bà Elvira Nabiullina, đã bảo vệ nền kinh tế Nga tránh khỏi những rắc rối ghê gớm.

Nguoi dan ba luon am tham ben canh Putin
Các nhà phân tích phương Tây gọi Elvira Nabiullina là "cánh tay phải" của Vladimir Putin và khen ngợi bà về những quyết định khó khăn nhưng can đảm.

Bà Nabiullina nói năng nhỏ nhẹ, xuất thân từ giai cấp lao động, mẹ là công nhân xí nghiệp, cha là tài xế. Lúc học đại học, Nabiullina từng học khóa trình “Phê phán học thuyết kinh tế phương Tây”.

Vào những năm 1990, Nga lâm vào tình trạng hỗn loạn khi chuyển qua nền kinh tế thị trường. Năm 2000, ông Putin trở thành Tổng thống, tuyên bố phải chấm dứt sự hỗn loạn này. Nhưng về kinh tế, “Putin chưa hề có ý tưởng nào”, theo cựu Bộ trưởng Kinh tế Nga Yevgeny Yasin.

Vì thế, ông Putin tin tưởng giao chính sách kinh tế cho một nhóm cán bộ chuyên gia có quan điểm bảo thủ, gồm bà Nabiullina, người trở thành Thứ trưởng Bộ Kinh tế năm 2000 rồi làm Bộ trưởng năm 2007.

Nguoi dan ba luon am tham ben canh Putin
Elvira Nabiullina - "cánh tay phải" của Vladimir Putin

Theo the Economist, khi giá dầu bắt đầu giảm, bà Nabiullina đã cho phép đồng rúp tụt giá.

"Nhưng hỗ trợ — đồng nghĩa với việc đốt cháy dự trữ của đất nước. Thay vào đó, Ngân hàng Trung ương đã rót đô la cho các ngân hàng bị ảnh hưởng bởi biện pháp trừng phạt và các công ty năng lượng nhằm giúp đỡ họ trang trải nợ nước ngoài," — tạp chí viết.

Trở lại về trước, cuộc khủng hoảng 2008-2009, khi giá dầu rớt mạnh và kinh tế thế giới suy thoái, các nhà đầu tư và các quỹ cho vay nước ngoài rút tiền khỏi Nga, CBR ráng nâng giá trị đồng rúp, nên chỉ trong vài tháng đã cạn mất 200 tỉ USD trong các quỹ dự trữ ngoại tệ. Việc vay tiền làm nền kinh tế bị thắt lại, GDP giảm 8% vào năm 2009.

Vị nữ thống đốc CBR quyết định tăng tốc một kế hoạch thả nổi đồng rúp. Riêng năm 2015, giá trị đồng rúp rớt 40% so với đồng USD.

Nguoi dan ba luon am tham ben canh Putin
Đồng rup liên tục mất giá so với đồng USD từ đầu năm tới nay. Biểu đồ: Yahoo Finance

Đồng rúp rớt giá gây ra lạm phát, hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn. Hậu quả là tiền lương thực lĩnh giảm hơn 10% kể từ năm 2014.

Ngày 16/12/2015 được cho là "Ngày thứ Ba đen tối" của nước Nga khi chỉ trong một buổi chiều, đồng rúp của Nga mất giá tới hơn 10% và được ghi nhận là lần sụt giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính tại quốc gia này năm 1998.

Nguoi dan ba luon am tham ben canh Putin
Nga đã trải qua giai đoạn cực kỳ khó khăn về kinh tế

Tờ tạp chí cũng ghi nhận, "Để kiềm chế xu hướng rớt tỷ giá của đồng tiền quốc gia, Ngân hàng Trung ương Nga đã tăng lãi suất cơ bản. Quyết định này cho thấy cơ quan tài chính có khả năng thực hiện những động thái đúng đắn cho đất nước, bất chấp tình hình chính trị’".

Việc tăng lãi suất lên 17% trong năm 2014, là công cụ duy nhất mà CBR sử dụng để chặn việc đồng rúp “rớt” giá. Tăng lãi suất cũng giúp kéo giảm lạm phát (hiện là 7%) xuống mức chỉ tiêu của CBR là 4%.

Nguoi dan ba luon am tham ben canh Putin
Quyết định tăng lãi suất cơ bản để ‘giải cứu’ đồng rúp cho thấy cơ quan tài chính có khả năng thực hiện những động thái đúng đắn cho đất nước, bất chấp tình hình chính trị’

Hiện tại, chính phủ Nga đang chi 3% GDP để tái cấp vốn cho các ngân hàng hoạt động hiệu quả, và bồi thường cho công dân Nga “lỡ” gửi tiền tiết kiệm vào những ngân hàng bết bát.

Cùng lúc, bà Nabiullina siết chặt khâu giám sát. Từ năm 2014 trở đi, khoảng 200 ngân hàng đã bị rút giấy phép.

Oleg Vyugin, chủ tịch Ngân hàng MDM Bank và từng là Phó thống đốc CBR, nhận xét: “Bà ấy được Tổng thống Nga trao toàn quyền truy các ngân hàng trước đây thuộc diện bất khả xâm phạm”.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh