THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 04:43

Người còn sống, nhưng đã có 2 ngôi mộ

 

1.

Ông Nguyễn Ngọc Hiển ,SN 1946, tại thôn An Biên, xã Hưng Nhân, (huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng) trong một gia đình nông dân nghèo. Từ nhỏ, Ngọc Hiển chịu khó, học giỏi, hết lớp 7 được chọn đi học trường thiếu sinh quân tại Liên Xô (cũ). Năm 1967, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang trong giai đoạn ác liệt, ông và các đồng đội về nước, và được đưa vào chiến trường B1 (khu vực bắc Bình Định - nam Quảng Ngãi). Trước lúc vào hoạt động bí mật trong lòng địch, đơn vị đã làm lễ truy điệu sống và báo về gia đình: Chiến sĩ tình báo Nguyễn Ngọc Hiển đã hy sinh. Năm 1968, ông Hiển xuống thị xã Quy Nhơn hoạt động, một lần bị lộ, suýt bị địch bắt. Sau đó ông về thị xã Buôn Ma Thuột, hoạt động cho đến năm 1971.

Cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Hiển.

Trong những năm tháng hoạt động tình báo, ông và các đồng đội trải qua nhiều trận càn quét của quân Mỹ- ngụy. Nhiều thời điểm ông không nghĩ mình có thể may mắn sống sót, trở về quê hương. Ông Hiển kể: “Một lần, có quả bom rơi trúng vào cửa hầm tôi đang trú trong đó, nhưng may mắn không nổ. Lần thì  tôi chứng kiến quả bom của địch rơi xuống nổ tung, nhiều đồng đội hy sinh, nhưng tôi may mắn không bị thương”.  Ở chiến trường, ông Hiển viết thư gửi cha mẹ và nhờ một đồng đội mang lá thư ra Bắc. Người đồng đội đi đến địa phận tỉnh Quảng Ngãi, không may bị địch phục kích bắn chết. Sau đó, một chiến sĩ tên là Bùi Thanh Quang đã mai táng cho người lính hy sinh đó, rồi cầm lá thư ra Bắc, đưa cho gia đình ông, và nghĩ người do mình vừa mai táng là Nguyễn Ngọc Hiển.Năm 1971, ông Hiển làm Chính trị viên Tiểu đoàn đặc công 405, sau đó,  được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chính ủy Sư đoàn 3 Sao Vàng, trực tiếp tham gia đánh thị xã Buôn Ma Thuột, giải phóng Bình Định, Phan Rang, Sài Gòn. Sau giải phóng, ông phụ trách quân quản ở thành phố Nha Trang. Cuối năm 1975, cùng Sư đoàn 3 chuyển ra Bắc, đóng quân tại Lạng Sơn.

2.

  Hơn 10 năm xa quê hương, dịp nghỉ phép về thăm gia đình, về đến nhà nhìn lên bàn thờ, thấy có ảnh mình, ông ngỡ ngàng không hiểu chuyện gì xảy ra. Ông Hiển nghẹn ngào nói với bố: “Con còn sống và trở về với bố mẹ đây”. Năm 1987, ông được điều về Quân khu 3, làm Chính ủy Trung đoàn pháo 748 với quân hàm thượng tá, là thương binh với tỷ lệ thương tật 61%. Năm 1992, ông Hiển chuyển về làm việc tại Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà Hà Nội, sau đó được đề bạt làm Phó Tổng giám đốc.Tháng 6/2008, ông cùng đoàn doanh nhân TP. Hải Phòng đi giao lưu tại các tỉnh, thành miền Trung. Vào viếng các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, nhìn hàng vạn ngôi mộ của những đồng đội đã hy sinh, doanh nhân Nguyễn Ngọc Hiển làm bài thơ “Nghĩa trang Trường Sơn” trong nỗi niềm xúc động, tưởng niệm đồng đội:

Nằm đây đồng chí nhéỞ đâu cũng là đất Thành đồng

Khi sống thì mang trong lòng tất cả núi sông

Khi chết lại về lòng sông núiCác anh ơi chiều nay!

Buổi chiều của gần bốn mươi năm đạn  cày bom dội

Chúng tôi trở về thăm lạiHàng mộ chạy dài trên nền cỏ xanh

Nằm yên nghỉ giữa muôn ngàn cây cỏ... 

Bài thơ được đọc trong chương trình “Còn mãi với thời gian” của Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, đã khiến khán giả theo dõi cảm động trước tình cảm những người lính một thời xông pha trận mạc.                   

Văn Học

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh