Nghiên cứu mới về thuốc tránh thai cho cả nam và nữ
- Sức khỏe
- 00:12 - 03/04/2016
Các nhà nghiên cứu sinh học tại Đại học California tin rằng họ đã khám phá ra cơ chế hóa học khiến tinh trùng "chui" được vào trứng trong quá trình thụ tinh.
Những con tinh trùng được quan sát dưới tác dụng của những hormone khác nhau.
Sau nhiều thí nghiệm họ đã tìm ra "chìa khóa" của vấn đề nằm trên phần "đuôi"của mỗi tinh trùng: bộ phận tiếp nhận tín hiệu hóa học phát ra bởi hormone tình dục progesterone trong cơ thể phụ nữ. Khi loại hormone này được tiết ra từ trứng hoặc noãn bào, một phản ứng hóa học sẽ thay đổi hợp chất protein thuộc bộ phận tiếp nhận tín hiệu của tinh trùng và làm cho tinh trùng di chuyển. Và như vậy tinh trùng sẽ có khả năng "lặn" xuyên qua lớp tế bào bảo vệ trứng.
Nếu hormone progesterone không kích hoạt "đuôi" của tinh trùng, việc thụ tinh sẽ không diễn ra. Các nhà nghiên cứu tin rằng một loại thuốc có thể được tạo ra để "tắt" bộ phần nhận tín hiệu nằm trên "đuôi" tinh trùng, và loại thuốc này sẽ dùng cho cả hai phái: nam và nữ.
Và quan trọng không kém, phát hiện này đã hé lộ phần nào cho giới khoa học vềhiện tượng vô sinh ở nam giới, một vấn đề hiện vẫn chưa có lời giải nào. Thực tế cơ chế sản sinh ra tinh trùng cũng như cách thức tinh trùng thụ tinh cho trứng vẫn chưa được hiểu ở mức độ phân tử. Lý do chính cho việc này là do sự cấm đoán của chính phủ Hoa Kỳ về những thí nghiệm kết hợp tinh trùng và noãn bào.
Nếu hormone progesterone không kích hoạt "đuôi" của tinh trùng, việc thụ tinh sẽ không diễn ra.
Vì vậy để thực hiện được nghiên cứu của mình các nhà khoa học đã khôn khéo"lách luật" bằng cách gắn điện cực vào phần "đuôi" của tinh trùng và phân tích phản ứng của các hormone khác nhau tác động lên tinh trùng, và dĩ nhiên progesterone đã có mặt trong danh sách các hormone được thử nghiệm.
"Nếu những tế bào protein có vai trò nhận tín hiệu từ progesterone không hoạt động, bạn sẽ bị vô sinh", tiến sỹ Melissa Miller tác giả của báo cáo đầu tiên về dự án nghiên cứu này giải thích: "Khám phá này mở cho chúng ta một góc nhìn mới hoàn toàn về hoạt động của tinh trùng con người".