THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 01:15

Mừng và lo khi con vào lớp 1

Vẫn điệp khúc chọn trường, “chấm” lớp

Năm học cũ vẫn chưa kết thúc nhưng cuộc đua vào trường điểm lớp chọn đang bước vào giai đoạn nước rút. Các chủ đề chia sẻ kinh nghiệm, thông tin để chuẩn bị cho con vào lớp 1 lại được khuấy lên sôi nổi trên khắp các diễn đàn gia đình, trẻ em

 

Việc khiến các phụ huynh lo lắng nhất là chọn trường cho con. Nếu chấp nhận việc gửi con ở trường đúng tuyến, việc chuẩn bị cho con vào lớp 1 sẽ khá nhẹ nhàng. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh khao khát con có một “chân” ở những trường điểm, trường chất lượng cao, hoặc chọn trường ở gần cơ quan để tiện việc đưa đón.

Cả tháng nay, gia đình chị Nguyễn Thị Hiền ( phường Phúc Đồng, quận Long Biên, Hà Nội) lo lắng chuẩn bị cho cô con gái chuẩn bị bước vào lớp 1. Theo hộ khẩu, đúng tuyến con chị Hiền sẽ học trường tiểu học Phúc Đồng nhưng gia đình phân vân vì theo nhiều phụ huynh đi trước mách nước, trường tiểu học phường bên cạnh chất lượng tốt hơn.

Tuy nhiên, để vào trái tuyến cũng phải mất một khoản không nhỏ...  Ngay gần nhà chị Hiền cũng có một trường tiểu học chất lượng cao, năm ngoái để vào được trường này phụ huynh cũng phải xếp hàng từ 5 giờ sáng. Nhưng trường chất lượng cao, sĩ số học học sinh thấp đồng nghĩa với chi phí hàng tháng của con khá cao trong khi kinh tế gia đình không phải khá giả...

Chị Vân cho biết: “Nhiều người khuyên nên đầu tư sớm để con có lực ngay từ đầu sau học lên mới dễ. Nhưng nói thật, nhìn vào điều kiện kinh tế mình mà lo chưa biết phải chọn trường nào cho con”.

 

Theo nhiều cha mẹ có con sắp vào lớp 1, họ sẵn sàng bước vào cuộc chạy đua dành suất cho con vào lớp 1 ở một trường “hot”, dù có phải thức đêm xếp hàng mua hồ sơ, hay trả các chi phí cao ngất. Không chỉ chú ý đến chất lượng dạy và học, danh tiếng của trường, những tiêu chí như điều kiện bán trú, thành tích của trường, sĩ số học sinh trong một lớp, số lượng tuyển sinh, phương pháp giảng dạy, cách điều hành của hiệu trưởng, các hoạt động ngoại khóa ..v.v khiến cho việc chọn trường cho con vào lớp 1 càng thêm gian nan.

Để chọn trường cho con, các mẹ còn “săn” cô giáo chủ nhiệm tốt, được tiếng dạy khéo, dạy giỏi để xin bằng được cho con vào lớp.

Đau đầu chuyện luyện chữ, dạy toán

Không chỉ lo chọn trường, chọn lớp, phụ huynh còn suy nghĩ cân nhắc cho con học luyện chữ và toán trước hay không. Chị  Đoàn Hồng Thủy (quận Tây Hồ, Hà Nội) đang nhấp nhỏm khi cậu ấm chuẩn bị vào lớp 1. Mặc dù bé Tuấn Phong sẽ học trường công đúng tuyến, không thi cử nhưng chị vẫn băn khoăn việc luyện chữ trước cho con.

Hiện tại là tháng 5, chỉ còn 3 tháng nữa sẽ khai giảng năm học mới. Trong khi con của bạn bè, đồng nghiệp chị Thủy đã viết chữ nhoay nhoáy thì Tuấn Phong chỉ cầm bút vẽ vời hoặc nguệch ngoạc lên trang giấy. Những lúc mọi người khoe thành tích của con chị Thủy như lửa đốt. Chị Thủy hỏi ý kiến của nhiều người đi trước thì hầu hết tư vấn khuyên nên cho cháu học trước khiến chị thêm lo.

Một bà mẹ có con đang học lớp 1 bày tỏ: "Lúc đầu cũng nghe mọi người không cho đi học trước, đến khi đi học lúc nào cũng kém các bạn làm cháu có tâm lý chán học. Phải kèm cặp nhiều cháu mới khá hơn. Nếu tìm được giáo viên dạy viết chuẩn thì nên cho con tập viết trước vì nó không bao giờ là thừa". Tuy nhiên, cũng có những phụ huynh khuyên nên để con phát triển tự nhiên, không nên ép con phải học sớm.

Niềm vui bước vào lớp 1 .

Theo chị Phan Hồ Điệp –mẹ của "thần đồng" Đỗ Nhật Nam, các phụ huynh cần lựa chọn môi trường phù hợp nhất để tạo ra niềm vui học tập cho con mình.  Chị Phan Hồ Điệp cho biết, Nhật Nam đều tự chọn các kỳ thi. Trong những lần Nam thi ACT hoặc SSAT, Nam đều không nói cho mẹ biết từ trước mà chỉ thông báo khi có kết quả.

Trong khi nhiều người tìm cách cho con vào trường chuyên thì chị Điệp cũng chính là người từ chối cơ hội học trường chuyên của con, bởi theo chị: “Ở thời điểm đó, tôi cũng đã suy nghĩ và quyết định không cho Nam theo học vì nhiều lý do. Thứ nhất, khi Nam còn nhỏ, tôi cũng đã đặt ra một quá trình học tập dài hơi. Vì cháu có khả năng ngôn ngữ nên cháu sẽ tiếp tục phát triển khả năng này.

Thứ hai là tôi rất muốn Nam có khả năng tự học, không chịu áp lực, coi học hành là động lực, niềm vui chứ không phải là áp lực đặt trên đôi vai mình. Phương châm của tôi là ‘đi chậm lại để bước dài hơn’. Thay vì theo trào lưu, chúng ta cần ngẫm nghĩ để lựa chọn môi trường phù hợp nhất cho con mình.

Theo tôi, môi trường đó trước hết cần an toàn và phải để trẻ tìm thấy niềm vui mỗi ngày và để học. Trong đó, ý nghĩa là của việc học là học trải nghiệm, học sáng tạo và quan trọng nhất là để trẻ có khả năng tự học. Vì vậy, tôi không quan trọng về việc học trường chuyên, trường điểm” 

Khánh Vân

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành công văn gửi các Sở GD&ĐT, Cục Nhà trường, Ban Phụ nữ Quân đội (Bộ Quốc phòng) hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm...
3 năm trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh