CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 04:01

Nghị quyết số 120 là sợi dây kết nối toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Theo ông Bình, trước khi Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, các hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh An Giang nói riêng và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung còn mang tính cục bộ, giới hạn bởi địa giới hành chính, thiếu liên kết và đồng bộ. Nguồn lực đầu tư cho công tác ứng phó biến đổi khí hậu chủ yếu là các giải pháp công trình như xây dựng các kè chống sạt lở, các đập, hồ chứa.

Nghị quyết số 120 là sợi dây kết nối toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 1.

Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình.

Từ sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP đến nay, việc ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn An Giang đã được thực hiện đồng bộ, tập trung hơn, mang lại nhiều kết quả tích cực. Các giải pháp tổng thể về quy hoạch, tổ chức không gian, cơ cấu kinh tế, liên kết vùng và huy động nguồn lực phát triển cho toàn bộ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh An Giang nói riêng đã được tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, mang tính chiến lược.

An Giang và các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bước đầu hình thành cơ sở dữ liệu thông tin phát triển kinh tế - xã hội chung cho toàn vùng. Ngoài ra, tỉnh An Giang đã ký kết hợp tác với tỉnh Kiên Giang về hợp tác trong vấn đề quản lý nguồn nước. Nhiều dự án liên kết vùng liên kết An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp đã và đang thực hiện.

Giai đoạn 2017-2020, Tỉnh An Giang đã thực hiện chuyển đổi từ trồng lúa sang cây rau, màu và cây ăn quả với tổng diện tích trên 25.000 ha. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản được quy hoạch đến năm 2020 là 4.917 ha để phục vụ Dự án nuôi thủy sản quy mô tập trung áp dụng công nghệ cao.

Các Đề án, Chương trình, đồ án quy hoạch trên địa bàn tỉnh đều được lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong định hướng phát triển của từng loại đô thị. Tỉnh đã thực hiện rà soát, chỉnh sửa, bổ sung Quy hoạch không gian phát triển đô thị, dân cư nông thôn, sắp xếp lại dân cư, từng bước di dời nhà ở ven sông, kênh, rạch có nguy cơ sạt lở cao.

Lãnh đạo tỉnh An Giang cũng đưa ra những kiến nghị, đề xuất để giải quyết tình trạng thiếu hệ thống cơ chế, chính sách đầy đủ, cụ thể để các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long cùng thực hiện liên kết. Doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn để chuyển đổi sang quy mô sản xuất lớn hơn do hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nguồn ngân sách đầu tư công của tỉnh còn khó khăn, khó thu hút các nguồn đầu tư từ tư nhân trong lĩnh vực biến đổi khí hậu.

K.VÂN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh