THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 09:07

Nghệ An: Giải quyết việc làm gắn với nhu cầu cung – cầu thị trường lao động

 Đáp ứng nhu cầu Cung – Cầu cho thị trường lao động 

Với đặc điểm là tỉnh có dân số đông, nguồn lao động dồi dào. Hàng năm, Nghệ An có từ 30.000- 35.000 người đến tuổi lao động, cùng với số quân nhân, công an hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương, số học sinh tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp ra trường về tỉnh tìm việc làm, lao động bị mất việc làm trong các doanh nghiệp, lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất có nhu cầu việc làm, lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài về nước; số lao động thất nghiệp ở thành thị, thiếu việc làm ở nông thôn thì nguồn cung lao động của tỉnh là rất lớn. Mỗi năm khoảng 60.000 đến 70.000 lao động có nhu cầu được giải quyết việc làm. Do cung lao động của tỉnh luôn ở mức cao, nội lực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh mới chỉ đáp ứng được 80% nhu cầu giải quyết việc làm của người lao động nên hàng năm Nghệ An có hàng chục ngàn lao động di chuyển vào các khu công nghiệp và các tỉnh phía Bắc, phía Nam tìm việc làm.

Nghệ An có lợi thế về nguồn lao động dồi dào. lực lượng lao động của tỉnh năm là hơn 1.620.000 người chiếm 47.5% trên tổng dân số. Lực lượng lao động bổ sung hàng năm tương đối lớn, trong khi đó số lao động đang thiếu việc làm của tỉnh Nghệ An còn nhiều là nguồn cung lao động cho nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong và ngoại tỉnh để đáp ứng mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh. Lực lượng lao động của tỉnh Nghệ An có cơ cấu phân theo nhóm tuổi trẻ, thuận lợi để có thể nâng cao trình độ chuyên môn kĩ thuật của lao động; dễ dàng đón nhận những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất.

GQVL cho lao động ngay tại các doanh nghiệp trong tỉnh Nghệ An

GQVL cho lao động ngay tại các doanh nghiệp trong tỉnh Nghệ An

Chuyển dịch cơ cấu lực lượng lao động làm việc trong các ngành kinh tế đang đi đúng hướng đó là giảm tỷ trọng của lao động nông, lâm, ngư nghiệp và tăng tỉ trọng của lao động công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Tỷ lệ lao động qua đào tạo và qua đào tạo nghề tăng dần theo các năm, trình độ của lao động đã được nâng lên rõ rệt. Đây cũng là một yếu tố thuận lợi cho việc tiếp thu những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất của lao động một cách dễ dàng. Quy mô lực lượng lao động của tỉnh Nghệ An đang đứng thứ 02/14 tỉnh trong Vùng Bắc Trung Bộ.

Lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế có 1.590.658 người Lực lượng lao động qua đào tạo đạt tỷ lệ 66.4%, trong đó, có văn bằng chứng chỉ đạt 26,3%; tỷ lệ lao động có văn bằng chứng chỉ đang làm việc trong nền kinh tế là 24,97%. Số lao động ngoại tỉnh làm việc trên địa bàn tỉnh Nghệ An: 2.563 người. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị năm 2021: 2,73%.

Cùng với đó, Nghệ An chú trọng nắm bắt thông tin, kết nối cung - cầu lao động trong, ngoài tỉnh và thị trường lao động quốc tế; phối hợp với các địa phương trong, ngoài tỉnh, tạo sự kết nối, liên thông trong chuỗi cung ứng lao động giữa các địa phương; hỗ trợ, tạo điều kiện để người lao động quay trở lại làm việc bằng phương tiện vận tải công cộng hoặc phương tiện cá nhân; tăng cường tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động, trực tuyến để hỗ trợ kết nối cung - cầu lao động.Có thể nói, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở trong công tác GQVL mà các chỉ tiêu đã cơ bản vượt kế hoạch.

Năm 2022, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho trên 45.000 người (đạt 104,9% KH giao, tăng 11,7% so với năm 2021). Đặc biệt sau khi dịch Covid - 19  được kiểm soát số người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2022 tăng đột biến khoảng 24.500 người (đạt 185% KH năm, tăng 118,6% so với năm 2021). Nhờ đó, góp phần duy trì tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị ở mức 3%; tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 85,8%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 66,4%, trong đó lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ, chứng nhận đạt 26.3%. 

 Nâng cao chất lượng đào tạo nghề

Về mạng lưới nghề nghiệp đến nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 55 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gồm: 9 trường cao đẳng, 13 trường trung cấp, 22 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, 11 cơ sở khác có tham gia đào tạo nghề nghiệp. Trong đó, có 03 trường chất lượng cao; 16 trường có các nghề trọng điểm theo cấp độ quốc tế, Khu vực ASEAN và quốc. Quy mô tuyển sinh đào tạo 76.295 HS, SV/năm, gồm: trình độ cao đẳng 4.825 người, trình độ trung cấp 13.535 người, trình độ sơ cấp 57.935 lượt người; trong đó, trình độ cao đẳng 41 ngành, nghề, trình độ trung cấp 68 ngành nghề, trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng gần 162 ngành nghề.

Chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục nghề nghiệp được quan tâm và đã có chuyển biến tích cực, tỷ lệ học sinh, sinh viên đạtkhá giỏi trong các trường cao đẳng, trung cấp đạt 45% năm 2021. Số lượng, chất lượng HS,SV tham gia và đạt giải tại các Kỳ thikỹ năng nghề định kỳ được tăng lên; nhất là những năm gần đây đã có nhiềuhọc sinh, sinh viên đạt giải cao tại kỳ thi cấp tỉnh, cấp quốc gia và được lựa chọn tham gia Kỳ thi kỹ năng nghề khu vực, thế giới và đạt được Huy chương.

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động

Cơ hội việc làm tăng, hằng năm tạo thêm việc làm mới cho khoảng trên 45.000 lao động. Quy mô cầu lao động của Nghệ An ngày càng tăng do chính sách phát triển kinh tế xã hội, tỉnh Nghệ An đã có những cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân phát triển sản xuất, thành lập doanh nghiệp, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, xây dựng nhiều khu công nghiệp, cụm cấp nghiệp cấp huyện; môi trường đầu tư của tỉnh được cải thiện, số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.

Cuối năm 2022, có 14.050 doanh nghiệp đang hoạt động (gồm: 233 doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh  chiếm 1.65% doanh nghiệp đang hoạt động trong đó có 26 DNNN do địa phương quản lý, 100 doanh nghiệp FDI và 13.717 doanh nghiệp ngoài nhà nước), trong đó có 132 doanh nghiệp hoạt động tại các khu công nghiệp, khu kinh tế. Số lao động làm việc tại các doanh nghiệp là 231.152 người, nhu cầu tuyển dụng lao động mỗi năm của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh khoảng 35.000 – 40.000 lao động, nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên 14.000 -15.000 người/năm. Khu vực doanh nghiệp của tỉnh trong thời gian qua có bước phát triển nhanh, Tuy nhiên, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Nghệ An Đoàn Hồng Vũ cho biết:   ”Trong thời gian qua, thị trường cung – cầu vẫn còn nhiều bất cập, cung và câu không gặp nhau dẫn đến tình trạng có sự thiếu hụt lao động của một số đơn vi còn xảy ra trên địa bàn do một số nguyên nhân khách quan. Hiện nay, với tốc độ phát triển nhanh của các dự án trong các KCN trên địa bàn tỉnh, nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp trong KCN tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là các dự án dệt may, điện tử.... Vì vậy, các KCN đang gặp khó khăn trong công tác tuyển dụng, thu hút lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề, lao động chất lượng cao. Một số ngành nghề đào tạo hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong KCN, phần lớn số công nhân khi được tuyển dụng chưa thể đáp ứng ngay yêu cầu của doanh nghiệp. Trước khi NLĐ làm việc, doanh nghiệp đều phải đào tạo tay nghề một thời gian nhất định. Đây cũng là một bất cập trong công tác đào tạo hiện nay; sự hợp tác, gắn kết giữa các cơ sở GDNN với doanh nghiệp, đặc biệt là công tác tuyển sinh, tổ chức đào tạo nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp còn hạn chế, đào tạo chưa gắn với nhu cầu thật sự của doanh nghiệp”. 

THU HƯƠNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh