THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 07:57

Nghệ An: Cụ thể hóa chủ trương về Bình đẳng giới

Tăng cường công tác tuyên truyền 

Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước (gần 16.500 km2), dân số hơn 3,36 triệu người, trong đó nữ chiếm 49,93% dân số (1.680.244 người); 15,50% dân số thành thị và 84,5% dân số nông thôn; trên 1,2 triệu người thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (chiếm 41% dân số toàn tỉnh); 491.267 người thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 14,76% dân số toàn tỉnh và chiếm trên 40% dân số trên địa bàn miền núi; có 47 dân tộc, trong đó 5 dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao gồm: Thái, Thổ, Khơ Mú, Mông, Ơ Đu.

Trong 15 năm triển khai thực hiện Luật bình đẳng giới, tỉnh Nghệ An đã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về BĐG, nhằm phấn đấu thực hiện mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Sau 15 năm triển khai thực hiện Luật bình đẳng giới, phụ nữ Nghệ An với hơn 50% dân số và gần 50% lực lượng lao động xã hội của tỉnh đang ngày càng tham gia sâu vào mọi hoạt động trong cộng đồng. Tỷ lệ phụ nữ tham gia Quốc hội khóa XIV (nhiệm kỳ 2016-2021), khoá XV (nhiệm kỳ 2021-2025) đều đạt 30,8%, đưa Nghệ An nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao trên toàn quốc.

Nhiều cán bộ nữ giữ vai trò chủ chốt ở các cấp, ngành; tỷ lệ cán bộ nữ tham gia đại biểu HĐND các cấp, tỷ lệ cán bộ nữ ở cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, UBND, các sở, ngành các cấp không ngừng tăng lên, đã giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị. Lực lượng nữ doanh nhân và phụ nữ tham gia phát triển kinh tế ngày càng tăng. Vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực việc làm, giáo dục đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe, văn hoá thông tin, gia đình… đã góp phần quan trọng  đến sự phát triển bền vững, tạo cơ hội bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội.

Diễu hành tuyên truyền công tác Bình dẳng giới trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Diễu hành tuyên truyền công tác Bình dẳng giới trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Giai đoạn 2007-2010 bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 3,1-3,3 vạn lao động, trong đó tỷ lệ nữ đạt 38.38%; Giai đoạn 2011-2015 đã tạo 179.300 việc làm mới, trong đó, tỷ lệ nữ đạt 42.6% (bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 35.860 người); Năm 2020, giải quyết việc làm cho 38.723 người, tỷ lệ nữ đạt 44%/40% kế hoạch, vượt kế hoạch đề ra.Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nữ, đặc biệt là lao động nữ nông thôn đã được tỉnh quan tâm triển khai. Chủ trương phát triển và mở rộng các khu công nghiệp của tỉnh và đưa người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài đã tạo điều kiện cho nhiều lao động, trong đó có lao động nữ, có việc làm mới và thu nhập ổn định.

Chính sách phát triển và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo điều kiện, cơ hội cho số phụ nữ khởi nghiệp và làm chủ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhất là ở vùng đô thị, ngày càng tăng lên, tuy nhiên, tỷ lệ phụ nữ làm chủ doanh nghiệp còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của họ. Phụnữ vùng nông thôn nghèo, dân tộc thiểu số đã được vay vốn ưu đãi, đặc biệt,hầu hết phụ nữ làm chủ hộ đã được vay vốn phát triển sản xuất, được tạo điều kiện ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, và nâng cao tính bền vững trong xoá đói giảm nghèo.

Công tác quản lý Nhà nước về công tác bình đẳng giới được nâng cao. Tổ chức bộ máy làm công tác bình đẳng giới được hình thành và hoạt động đi vào nền nếp. Hiện nay, các ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện đều có cán bộ phụ trách công tác bình đẳng giới. Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh gồm 26 thành viên do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban. 100% các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các trường cao đẳng, đại học, các Tổng công ty nhà nước có Ban vì sự tiến bộ phụ nữ; 21/21 huyện, thành, thị và 460/460 xã, phường, thị trấn đều thành lập Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ.

Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp đã tổ chức các hoạt động triển khai thực hiện công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ đạt nhiều kết quả tích cực, đóng góp vào sự ổn định và phát triển KT-XH, củng cố an ninh - quốc phòng của tỉnh.Nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục, vận động, truyền thông nâng cao nhận thức, các cuộc phát động truyền thông bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới được tổ chức với nhiều hình thức, đến với hầu hết các địa bàn toàn tỉnh, các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh. 

Trong 15 năm qua, tỉnh Nghệ An đã tổ chức tập huấn Luật bình đẳng giới và nghiệp vụ công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ cho10.390 lượt cán bộ tham gia; Tổ chức các khóa tập huấn về lồng ghép giớitrong 8 lĩnh vực vực đời sống xã hội, gia đìnhcho 4.360 cán bộlàm công tác bình đẳng giới và VSTBPN các cấp, các ngành, đạt 100%KH giai đoạn. Từ đó, các Sở, ban, ngành, địa phươngcăn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình tiến hành tập huấn, lồng ghép vào các chương trình đào tạo nhiệm vụ chuyên môn hàng năm phù hợp với tình hình hình thực tiễn cơ quan, đơn vị, địa phương.

Cụ thể hóa chủ trương về Bình đẳng giới 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, Trưởng Ban “Vì sự tiến bộ của phụ nữ” (VSTBPN) tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long cho biết: “Triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-TW ngày 27/4/2007 của của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước và Luật BĐG năm 2006, cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương đã sớm ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện để triển khai đến các cấp, các ngành, các địa phương, cán bộ, đảng viên và Nhân dân với những chỉ tiêu, nội dung và nhiệm vụ giải pháp phù hợp với tình hình của tỉnh Nghệ An”.

“Cụ thể như: Chương trình hành động số 16/Ctr-TU của Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-TW ngày 27/4/2007 của của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước; Chỉ thị số 07/CT-TU ngày 14/8/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác BĐG; Chỉ thị số 18/2010/CT-UBND ngày 15/9/2010 của UBND tỉnh về tăng cường thực hiện Nghị định số 70/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BĐG; các quyết định của UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về BĐG trên địa bàn tỉnh các giai đoạn 2011-2015; 2016-2020; 2021-2030. Cùng với đó là việc tăng cường và nâng cao chất lượng công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền làm chuyển biến nhận thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tầng lớp Nhân dân trong cộng đồng, các gia đình, mỗi cá nhân và toàn xã hội đối với công tác BĐG và VSTBPN trên địa bàn tỉnh” - PCT Bùi Đình Long thông tin thêm.

Lễ Phát động tháng hành động Vì Bình đẳng giới năm 2022

Lễ Phát động tháng hành động Vì Bình đẳng giới năm 2022

Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nghệ An Đoàn Hồng Vũ cho biết: "Trong những năm qua, Nghệ An đã có những bước đột phá trong công tác quản lý nhà nước về Bình đẳng giới. Để đạt được kế hoạch đề ra so với chiến lược quốc gia bình đẳng giới còn nhiềukhó khăn, đòi hỏi sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng,chính quyền, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị. Có thể khẳng định, công tác BĐG ở Nghệ An ngày càng được nâng cao chất lượng, được các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân ghi nhận; từ đó góp phần thực hiện tốt các chỉ tiêu, mục tiêu đã đề ra và Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 – 2020 của tỉnh”.

“Đến nay, tỉnh Nghệ An đã có 22/25 chỉ tiêu thuộc các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 -2020 đạt và vượt kế hoạch đề ra. Nổi bật như: Việc tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị đã được tỉnh chú trọng triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ. Cán bộ nữ ngày càng được tạo điều kiện trong việc đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và bố trí sử dụng".

"Tỷ lệ phụ nữ tham gia Quốc hội khóa XIV (nhiệm kỳ 2016-2021), khoá XV (nhiệm kỳ 2021-2025) đều đạt 30,8%, đưa Nghệ An nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao trên toàn quốc. Tỷ lệ nữ đại biểu HĐND các cấp tăng đáng kể so với nhiệm kỳ trước; tăng tỷ lệ nam, nữ được tạo việc làm mới. Kết quả này cho thấy sự vào cuộc mạnh mẽ của cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận và các tổ chức đoàn thể, minh chứng sự tiến bộ vượt bậc của tỉnh sau 15 năm triển khai thực hiện Luật bình đẳng giới. Bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình ngày càng thực hiện tốt, từng bước ngăn ngừa và xóa bỏ bạo lực” – Giám đốc Đoàn Hồng Vũ nhấn mạnh.

THU HƯƠNG - HOÀNG TÙNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh