CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:29

Ngành LĐ-TB&XH Thanh Hóa: Trách nhiệm, công tâm và hiệu quả

 

Xin ông cho biết trong những năm qua, các lĩnh vực công tác ngành LĐ-TB&XH Thanh Hóa đã thực hiện như thế nào, đặc biệt là trong công tác chăm sóc người có công?

Hiện nay địa phương đang quản lý, thực hiện chế độ cho trên 1.200 cán bộ lão thành cách mạng; trên 500 cán bộ tiền khởi nghĩa; trên 300 người là ân nhân cách mạng; trên 1.500 đối tượng hoạt động kháng chiến (HĐKC) bị địch bắt tù đày; gần 60.000 liệt sĩ, hơn 46.000 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; hơn 15.000 bệnh binh (trong đó có trên 1.400 thương, bệnh binh nặng có tỷ lệ mất sức lao động trên 81% do thương tật); có 3.040 Mẹ VNAH được công nhận, trên 100 anh hùng Lực lượng vũ trang và Anh hùng lao động; có 14.570 đối tượng HĐKC bị nhiễm chất độc hoá học. Tỉnh Thanh Hóa có trên 400.000 người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc. 

Những năm gần đây tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo quyết liệt, vượt qua những khó khăn, thách thức, tạo được bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội; trong đó, ngành đã tập trung thực hiện có hiệu quả, với những bước đột phá, làm chuyển biến tiến bộ rõ nét trong công tác lao động, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, thực hiện chương trình giảm nghèo, chăm lo chính sách người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng chống tệ nạn xã hội, từng bước nâng cao đời sống của đối tượng chính sách và nhân dân trong tỉnh. Với tinh thần đổi mới, đoàn kết nhất trí, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tập thể CBCC,VC toàn ngành LĐ-TB&XH Thanh Hóa luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Luôn thực hiện tốt mọi chế độ chính sách đối với trên 100.000 NCC với cách mạng. Các chế độ luôn được thực hiện đúng, đủ, kịp thời, góp phần giúp đời sống gia đình NCC luôn bằng hoặc cao hơn so với mức bình quan dân cư nơi cư trú. Đặc biệt, Thanh Hóa được Bộ LĐ-TB&XH đánh giá là một trong những tỉnh triển khai sớm và thực hiện có hiệu quả Pháp lệnh ưu đãi người có công và Pháp lệnh quy định danh hiệu Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” được sửa đổi, bổ sung năm 2012.

Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm thăm và tặng quà NCC Sầm Sơn - Thanh Hóa nhân dịp 27/7/2016  

Cùng với tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ trợ cấp ưu đãi đối với NCC với nước, trong nhũng năm qua, công tác chăm lo hỗ trợ, giúp đỡ NCC vươn lên trong cuộc sống được các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp ở Thanh Hóa thường xuyên quan tâm triển khai thực hiện và đã đạt được kết quả tích cực. Là địa phương có đông đối tượng chính sách, tuy điều kiện kinh tế của tỉnh còn nhiều khó khăn, nhưng Thanh Hóa luôn dành một phần kinh phí thỏa đáng để thực hiện chính sách cho NCC, đặc biệt trong việc hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa; nâng cấp sửa chữa nhà ở cho NCC khó khăn về nhà ở. Ngoài ra, tỉnh còn đầu tư xây dựng Đền thờ Bà mẹ VNAH và các anh hùng liệt sĩ; nâng cấp, sửa chữa các nghĩa trang liệt sĩ; tìm kiếm, cất bốc, quy tập các phần mộ liệt sĩ hy sinh ở nước bạn Lào vào các nghĩa trang trên địa bàn.  

Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa cũng đã quan tâm, dành nguồn kinh phí bố trí đầu tư nâng cấp Trung tâm điều dưỡng NCC và các trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn. Phát huy truyền thống nhân ái, thủy chung “uống nước nhớ nguồn”, địa phương xây dựng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, góp phần vào việc chăm sóc, phụng dưỡng Mẹ VNAH, thương binh, bệnh binh nặng, NCC và gia đình NCC hoàn cảnh khó khăn. Bằng nhiều hình thức, tỉnh quan tâm và ưu tiên hỗ trợ các gia đình NCC có nhu cầu vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng chính sách Xã hội để phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và vươn lên thoát nghèo. Các chính sách hỗ trợ giáo dục cho con thương binh, con liệt sĩ; bảo hiểm y tế cho NCC... được địa phương thực hiện đầy đủ, kịp thời. Hàng năm, vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc và ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7), tỉnh đều dành nguồn kinh phí để thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách và NCC với cách mạng.  

Nhân dịp 69 năm, ngày thương binh liệt sỹ 27/7 vừa qua, tỉnh ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hoá đã chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền và đoàn thể tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà đến các gia đình thương binh, gia đình liệt sĩ, các bà mẹ VNAH, NCC với cách mạng, các thương binh, bệnh binh đang được nuôi dưỡng, chăm sóc tại các trung tâm điều dưỡng thương, bệnh binh nặng ở các tỉnh. Tỉnh cũng đã  phân công các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND tỉnh tổ chức các đoàn đến dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại các nghĩa trang liệt sĩ ở các địa phương: Điện Biên, Quảng Bình; Cần Thơ…, đặc biệt là viếng các Nghĩa trang liệt sĩ: Vĩnh Linh, Đường 9, Trường Sơn  (tỉnh Quảng Trị) và các công trình ghi ơn liệt sĩ trong tỉnh. Trong thời gian tới, cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế nhanh và bền vững, tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục tập trung nguồn lực, huy động sự đóng góp của các tầng lớp nhân dân để chung tay chăm lo, chia sẻ, tri ân với NCC với cách mạng, để những NCC và thân nhân họ vơi đi nỗi đau thương, mất mát; đồng thời, tiếp tục có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển của quê hương Thanh Hóa ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Ông cho biết công tác an sinh xã hội ở Thanh Hóa đã thực hiện như thế nào?

Trong giai đoạn này, cùng với việc bảo đảm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ hàng năm, ngành LĐ-TB&XH Thanh Hóa còn phối hợp giải quyết những vấn đề bức xúc, cấp bách để đảm bảo các chính sách an sinh xã hội. Công tác giảm nghèo được thực hiện bền vững, có hiệu quả. Người nghèo ngày càng được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản như, chữa bệnh, học hành, nhà ở, điện, nước sinh hoạt, văn hoá, thông tin và truyền thông… Trợ giúp kịp thời các hộ thiếu đói hàng năm, không để cho tình trạng thiếu đói khi giáp hạt hay người nghèo không có Tết.

Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Thanh Hóa Trịnh Ngọc Dũng.

Với việc thực hiện tốt các chương trình tạo việc làm, phát triển lao động kết hợp với thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách ưu đãi thu hút nhà đầu tư vào các khu công nghiệp, các làng nghề, tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn...  Năm 2016, Ngành LĐ-TB&XH Thanh Hóa phấn đấu GQVL mới cho trên 60.000 lao động, đào tạo nghề cho 55.000 lao động, tỷ lệ qua đào tạo nghề đạt 55%, đảm bảo 100% hộ gia đình chính sách, NCC có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống bình quân của người dân nơi cư trú... Trong những năm tới Ngành Lao động TB&XH Thanh Hóa tiếp tục phấn đấu đổi mới, năng động, nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.

Xin cảm ơn ông!

Thành tích đã được khen thưởng:  

- Năm 1976: được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba  

- Năm 1984: được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì  

- Năm 1985: được Nhà nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào tặng Huân chương Lao động hạng Ba và Huân chương Tự do;

- Năm 1985: được Hội đồng Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba  

- Năm 1992:được Hội đồng Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì  

- Năm 1997:được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất  

- Năm 2002: được Chủ tịch nước tặng Huân chương Độc lập hạng Ba  

- Năm 2007: được Chủ tịch nước tặng Huân chương Độ lập hạng Nhì  

- Năm 2012: được Chủ tịch nước tặng Huân chương Độ lập hạng Nhì  lần 2

Ngoài những phần thưởng cao quý trên, còn được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua, Bằng khen; hàng năm được Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch UBND tỉnh tặng cờ thi đua, Bằng khen và nhiều tập thể cá nhân được tặng Bằng khen và Huân chương các loại. 

Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm thăm và tặng quà NCC Sầm Sơn - Thanh Hóa nhân dịp 27/7/2016  

Ngô Hương

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh