Ngân sách năm 2015 của Singapore sẽ được chi cho an sinh xã hội
- Tây Y
- 13:51 - 04/03/2015
Những người cao tuổi tập trung quanh khu “phố Trung Quốc”. Các Nghị sĩ Singapore đã có cuộc trao đổi vào thứ Ba và cho rằng họ nên thực hiện chính sách “leftwards” (giúp đỡ lao động nghèo) khi nhìn vào ngân sách năm 2015, trong đó họ cho rằng cần phải chú trọng về mạng lưới an sinh xã hội và các biện pháp khác để giảm thiểu sự bất bình đẳng trong xã hội (Ảnh: AZIZ Hussin)
Vào thứ Ba ngày 3/3/2015, Nghị sĩ thuộc Đảng Lao động Singapore Sylvia Lim đã ca ngợi chính sách “leftwards” trong sự thay đổi ngân sách của Singapore năm 2015, đặc biệt bà Lim còn hoan nghênh sự mở rộng ngân sách trong hệ thống an sinh xã hội của đất nước và các biện pháp nhằm giảm thiểu sự bất bình đẳng trong xã hội.
Bà cũng hoan nghênh các quyết định của Chính phủ khi đồng ý quyên góp tiền cho các giải pháp mở rộng ngân sách cho hệ thống an sinh xã hội thông qua các cách như tăng thu thuế đối với người giàu và thu thuế từ những công ty, doanh nghiệp nước ngoài có vốn đầu tư của nhà nước, tiêu biểu như Tập đoàn Temasek Holdings.
Bà Lim cũng là người đầu tiên lên tiếng trong cuộc tranh luận với các Nghị sỹ khác về ngân sách quốc gia tại Quốc hội, bà lưu ý rằng ngân sách năm 2015 báo hiệu sự chuyển hướng từ việc nhấn mạnh đầu tư cho các hoạt động truyền thống trước đó sang “trách nhiệm tập thể”. “Ngân sách này là một bằng chứng rõ ràng cho thấy chúng ta cần tập trung tăng cường một cách mạnh mẽ vào mạng lưới, hệ thống an sinh xã hội của Singapore. Đó chính là chính sách “leftwards” trong cộng đồng xã hội, một hướng đi mà tôi tin là đúng”, bà nói.
Hệ thống an sinh xã hội mạnh mẽ có thể khuyến khích người dân đầu tư thời gian vào việc đào tạo, làm việc, chấp nhận rủi ro trong công việc hoặc thậm chí giúp họ trở thành những doanh nhân có thể tự kinh doanh được, bà nói thêm. Chính sách này cũng sẽ giúp làm giảm sự bất bình đẳng trong thu nhập và khoảng cách giàu nghèo của đất nước.
Bà Lim cũng đưa ra hai biện pháp chính cho ngân sách năm nay như sau: Ngân sách 2015 của Singapore theo chiều hướng “leftwards” sẽ tập trung vào hai đề án lớn là Sáng kiến Đào tạo Kỹ năng cho các công nhân và lao động để liên tục nâng cao tay nghề, kỹ năng, tác phong làm việc của họ và thứ hai là Đề án Hỗ trợ tiền bằng cách thưởng tiền mặt cho những lao động cao tuổi có thu nhập thấp.
Bà Lim cho biết Sáng kiến Đào tạo Kỹ năng không chỉ nhằm mục đích “nâng cao kỹ năng làm việc cho nguồn lao động” mà còn tăng tính di động xã hội, cụ thể là giúp cho những người mà “không có kết quả học tập tốt ở trường nhưng vẫn có thể cố gắng bắt kịp xã hội và tìm được công việc thích hợp ở Singapore”.
Trong khi đó, Đề án Hỗ trợ tiền mặt đóng vai trò như là một phần của “trợ cấp 30% cho lao động cao tuổi”, bà Lim cho biết. Bà Lim đặc biệt coi trọng và đánh giá cao đề án này, bà cho rằng đây là “một bất ngờ” bởi vì nó đánh dấu một sự khởi đầu mới trong chính sách của Chính phủ vì trước đây Chính phủ sẽ không có bất kỳ trợ giúp nào cho người lao động trừ khi họ được “xác thực là có quyền và lợi ích chính đáng để nhận phúc lợi”.
Tuy nhiên, bà Lim cũng thừa nhận rằng Đề án Hỗ trợ tiền mặt này là một chính sách “đáng lo” của Chính phủ khi Quỹ Trung tâm Hỗ trợ người cao tuổi không đủ để trích ra 30% tiền lương cho lao động cao tuổi có thu nhập thấp.
Do đó, một chính sách Ngân sách khác sẽ được thực hiện để làm giảm sự bất bình đẳng trong thu nhập đó là Quyết định tăng thuế thu nhập cá nhân với những người giàu. Mức thuế cao nhất sẽ được tăng là từ 20-22% từ năm 2017.