THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 08:40

Nâng cao chất lượng đào tạo mới giải quyết căn cơ tình trạng sinh viên thất nghiệp

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, “chất lượng phải được chuẩn kiểm định quốc tế và thị trường”, phải có sự phối hợp giữa đào tạo với thị trường lao động, nâng cao chất lượng, đào tạo theo vị trí.

Bộ trưởng cho biết, vừa rồi, Bộ đã ban hành quy chế cho một số ngành như công nghệ thông tin và du lịch, đào tạo gắn liền với thị trường lao động. Qua đó, mở rộng và khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào quá trình khác nhau của quá trình đào tạo.

Bên cạnh đó, cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; từng trường đại học phải chủ động nghiên cứu thị trường trước khi mở các chương trình đào tạo. Các trường phải có trách nhiệm với sản phẩm của mình trước yêu cầu của thị trường lao động và trước người học; “tránh tình trạng khi tuyển sinh thì hứa hẹn rất nhiều, nhưng khi học xong thì không có trách nhiệm gì”.

Về phía Bộ, sẽ đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát “mặc dù trường tự chủ tuyển sinh, nhưng không có nghĩa muốn mở ngành nào thì mở mà phải gắn với thị trường và đảm bảo chất lượng”, Bộ trưởng khẳng định và cho biết “tăng hậu kiểm, không nặng về tiền kiểm như trước”, đồng thời công khai, minh bạch kết quả kiểm tra, dùng thông tin dư luận để điều chế lại các trường tuyển sinh cũng như đào tạo chất lượng không tốt. 

 

Đại biểu Nguyễn Bá Sơn chất vấn về hướng giải quyết các trường đại học kém hiệu quả


Đại biểu Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng) chất vấn: Các trường đại học kém hiệu quả, không chiêu sinh đủ sẽ giải quyết như thế nào?

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thừa nhận tình trạng nhiều trường khi thành lập năng lực đào tạo kém, học sinh không vào, không đủ chỉ tiêu tuyển sinh.  Bộ đã đi giám sát thực tế và đưa ra lộ trình trong 2-5 năm tới các trường yếu kém không cải thiện chất lượng đào tạo sẽ phải sáp nhập, giải thể.

Về nâng cao chất lượng đào tạo cử tuyển, Bộ đã phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các địa phương, cơ quan liên quan hoàn thiện về cơ chế, chính sách. Cách đây 5, 7 năm công tác này rất hiệu quả. Nhưng gần đây hoạt động này có vấn đề, vì nhiều người đi học về không bố trí được việc làm

Bộ đã tiến hành khảo sát tại các vùng khó khăn, vùng 30a,... phương hướng sắp tới là phải gắn trách nhiệm của địa phương đối với các đối tượng cử tuyển.

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung; Nguyễn Văn Thân, Đào Tú Hoa,... chất vấn về vấn đề phân luồng học sinh phổ thông, giáo dục nghề nghiệp; phát triển giáo dục chất lượng cao; giải pháp khắc phục tình trạng sinh viên ra trường không có việc làm; tiến độ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục...

Về vấn đề phân luồng, Bộ trưởng cho rằng đây không phải là vấn đề mới, Trung ương đã chỉ đạo nhiều, nhưng kết quả thực hiện chưa đạt như mong đợi, nguyên nhân thì có nhiều nhưng cốt lõi là do chương trình giáo dục chưa rõ nét trong quy định về hướng nghiệp và phân luồng; hiện cơ quan chức năng đã trình Chính phủ ban hành Nghị định về phân luồng, trong đó trong chương trình phổ thông có quy định về giáo dục hướng nghiệp, chuyên nghiệp hóa đội ngũ nhân lực làm công tác hướng nghiệp nhằm khắc phục tình trạng này. 

Bên cạnh đó, trong thiết kế chương trình phổ thông phải quán triệt tinh thần là lồng ghép thông tin về cuộc Cách mạng 4.0 vào kiến thức lý thuyết để các em ngay trên ghế nhà trường đã nắm được thông tin thực tiễn; đồng thời tạo đam mê, động lực cho học sinh với nghề nghiệp tương lai,...

CHÂU GIANG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành công văn gửi các Sở GD&ĐT, Cục Nhà trường, Ban Phụ nữ Quân đội (Bộ Quốc phòng) hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm...
3 năm trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh