CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 10:07

Ngâm chân thôi chưa đủ, hãy thêm cả massage mỗi tối mùa đông để đạt được vô số lợi ích

Vì sao bàn chân lại là khu vực cần phải chú ý, tránh để nhiễm lạnh?

Cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) khẳng định, lòng bàn chân có nhiều dây thần kinh kết nối đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Nói cách khác, mỗi vị trí trên cơ thể đều liên quan đến lòng bàn chân. Do đó, massage chân đúng cách có thể giúp bạn cải thiện lưu thông máu trong cơ thể, hỗ trợ chữa đau đầu, đau nửa đầu, hạ huyết áp - những chứng bệnh thường gặp vào mùa đông. Đồng thời còn giúp ngăn chặn đau chân khi có chấn thương khu vực này và cả chuyện tăng cường ham muốn tình dục…

Ngâm chân thôi chưa đủ, hãy thêm cả massage mỗi tối mùa đông để đạt được vô số lợi ích - Ảnh 1.

Lòng bàn chân có nhiều dây thần kinh kết nối đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể.

Theo lương y, mỗi cơ quan trong cơ thể con người đều có những vùng đại diện ở hai bên chân. Bàn chân trái ứng với nửa người bên trái, bao gồm mắt trái, nửa đầu trái, thận trái, hậu môn, tim…, bàn chân phải tương ứng với nửa người bên phải, bao gồm mắt phải, thận phải, gan, mật, ruột thừa… Do đó, khi tác động đến gan bàn chân mỗi bên đồng nghĩa với việc tác động đến những bộ phận tương ứng của khu vực đó.

Trong Y học cổ truyền, bàn chân có mối liên hệ vô cùng mật thiết với lục phủ ngũ tạng. Ví dụ như mu ngón chân út có liên quan đến bàng quang, mu ngón chân thứ hai liên quan đến dạ dày, ngón chân thứ tư liên quan đến gan, ngón chân cái liên quan đến gan và tì, lòng bàn chân đặc biệt có mối liên hệ với sức khỏe của thận.

"Nguyên nhân là ở bàn chân có gan bàn chân. Lá gan bàn chân rất quan trọng. Lá gan này có khỏe mạnh thì cơ thể chúng ta mới khỏe mạnh và ngược lại. Đó là lý do vì sao người ta nói chỉ cần massage bàn chân là không cần xoa bóp, bấm huyệt tại những khu vực khác trên cơ thể nhưng vẫn đem lại hiệu quả chữa bệnh nhất định", lương y Bùi Hồng Minh nói.

Ngâm chân thôi chưa đủ, hãy thêm cả massage mỗi tối mùa đông để đạt được vô số lợi ích - Ảnh 3.

Trong cơ thể con người có hàng trăm, hàng nghìn các loại ống từ to tới nhỏ tới nhỏ li ti chạy khắp cơ thể. Hầu hết những ống đó đều là những dây thần kinh và các mạch máu lưu thông tới mọi ngóc ngách, mọi tế bào trong cơ thể.

Chỉ cần một ống nhỏ, kể cả nhỏ li ti bị tắc nghẽn thì có thể ảnh hưởng đến một nhánh lớn hoặc cả một hệ thống trong cơ thể bạn. Bàn chân là điểm tận cùng của hệ thống thần kinh và điểm thấp nhất của các đường ống vì thời gian chủ yếu của con người dành cho đôi chân là đứng hoặc ngồi.

Chính điều này dẫn đến những cặn bẩn thường bị dồn về phía này. Nếu không được vận động, massage chân, khí huyết sẽ bị ì trệ, gây tổn hại cơ thể.

Ngâm chân thôi chưa đủ, hãy thêm cả massage mỗi tối mùa đông để đạt được vô số lợi ích - Ảnh 4.

Nếu không được vận động, massage chân, khí huyết sẽ bị ì trệ, gây tổn hại cơ thể.

Ngâm chân kết hợp massage chân vào mùa đông quan trọng thế nào?

Theo chuyên gia, vào mùa đông, do ảnh hưởng của thời tiết lạnh, sự lưu thông máu đến cơ thể kém. Đó là chưa kể hiện tượng chân tay bị lạnh trở nên phổ biến hơn. Khi chân bị lạnh sẽ gây ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể theo hệ thống kết nối mật thiết lục phủ ngũ tạng. Vì vậy, việc massage chân càng cần được chú ý thực hiện hơn.

Bạn cũng lưu ý, nên massage chân vào buổi tối trước khi đi ngủ. Vì đây là thời điểm trước khi cơ thể được nghỉ ngơi hoàn toàn 6-8 tiếng, bù đắp, sửa chữa những thương tổn, hư hại trong cơ thể. Massage chân lúc này chính là một liều thuốc bổ giúp đẩy mạnh quá trình sửa chữa.

Ngâm chân thôi chưa đủ, hãy thêm cả massage mỗi tối mùa đông để đạt được vô số lợi ích - Ảnh 6.

Sau khi massage chân xong nên ngâm chân vào nước nóng, có thể cho thêm tinh dầu để cơ thể thư giãn hiệu quả hơn.

Khi massage chân, ngoài việc ấn tay, khuỷu tay, gót chân… vào những đầu ngón chân, bạn nên sử dụng lòng bàn tay xát mạnh, xoa tròn lòng bàn chân. Lấy ngón cái bàn chân trái massage cho bàn chân phải và làm ngược lại, hoặc có thể tận dụng chân ghế, chân bàn để massage bàn chân khi bạn cảm thấy đau nhức ngay tại nơi làm việc.

Chuyên gia khuyến cáo thêm, sau khi massage chân xong nên ngâm chân vào nước nóng, có thể cho thêm tinh dầu để cơ thể thư giãn hiệu quả hơn. Hoặc, bạn có thể ngâm chân bằng thảo dược theo chỉ định của bác sĩ Đông y để đạt hiệu quả cao nhất.

"Trong y học cổ truyền, dùng nước nóng hoặc thảo dược ngâm chân sẽ thông được kinh lạc bị tắc nghẽn, tăng cường lưu thông máu, cải thiện trao đổi chất, cơ xương khớp dẻo dai, tăng sức đề kháng, chữa được nhiều bệnh tật. Vào mùa lạnh, sức khỏe suy giảm, hệ miễn dịch suy yếu, kết hợp ngâm chân và massage chân sau một ngày làm việc mệt mỏi thì không còn giải pháp phòng bệnh nào tốt hơn", chuyên gia cho biết thêm.

Tiểu Nguyễn

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh