THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 10:03

Nếu trông thấy 2 hiện tượng này thì trời sắp hết nóng rồi

 

Thời tiết những ngày gần đây phải nói là quá nóng, nóng kinh hồn, nóng điên đảo. Chưa bao giờ câu hỏi "làm sao phải mặc" của rapper Big Daddy chuẩn đến như vậy.

Những lúc như thế này, chúng ta mới thấu hiểu được cảm giác "chờ đợi một cơn mưa" là như thế nào. Nhưng trời thì cứ nóng, mưa lại không rơi, sốt hết cả ruột.

Tuy vậy, hãy thử quay đầu về phía Mặt trời xem. Nếu nhìn thấy 2 hiện tượng dưới đây thì xin chúc mừng bạn, trời sắp mưa rồi đó.

1. Quầng Mặt trời

Nếu như thấy một vòng tròn bao quanh Mặt trời, đồng thời khu vực bầu trời trở nên sậm mầu hơn một chút, bạn đang được quan sát "quầng Mặt trời" - Sun halo.

Bản chất thì đây cũng chỉ là một hiện tượng quang học giống như cầu vồng. Chắc ai cũng biết rằng bầu khí quyển của chúng ta là một tổ hợp của nhiều loại khí: oxy, nitrogen, và cả hơi nước. Trong đó, mây ti tầng (Cirrostratus) ở độ cao từ 6 - 8km thường có dạng tinh thể, khiến ánh sáng đi qua bị khúc xạ thành nhiều màu.

Nhưng như vậy vẫn chưa đủ để tạo thành quầng Mặt trời. Theo như nghiên cứu từ ĐH Illinois (Mỹ), các hạt tinh thể phải có hình lục giác với đường kính nhỏ hơn 20,5 micromet, đồng thời góc độ chiếu sáng phải là 22 độ. Hình dạng và kích thước này cho phép ánh sáng khúc xạ 2 lần, giúp quầng Mặt trời được hình thành.

 

Nhưng như vậy thì liên quan gì đến trời mưa?

Người xưa thường sử dụng quầng Mặt trời như một cách để nhận biết khi nào trời mưa, và điều này hoàn toàn có cơ sở. Nguyên nhân là vì để hình thành nên quầng Mặt trời, chúng ta buộc phải cần đến những đám mây ti tầng có dạng tinh thể.

Vấn đề là ở chỗ, mây ti tầng chỉ hình thành vài ngày trước khi có đợt không khí lạnh hoặc ấm tràn về - nguyên nhân gây ra mưa.

Tất nhiên, chưa chắc mưa đã rơi, vì quầng Mặt trời đôi lúc có thể xuất hiện nếu như thượng quyển có nhiều hơi nước nữa.

2. Mặt trời "giả" (sundog)

Nếu bạn thấy Mặt trời trông như hình dưới thì đó cũng là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy ngày "giải hạn" đang đến gần.

Hiện tượng này có tên là "Sun dog", xuất phát từ việc chúng luôn đi bên cạnh Mặt trời giống như cún đi theo chủ của nó.

Cách hình thành của "Sun dog" cũng gần như tương tự như quầng Mặt trời: Do ánh sáng đi ngang qua những tinh thể mây bị khúc xạ. Khác biệt ở chỗ: "Sun dog" hình thành khi Mặt trời đang ở gần đường chân trời. Lúc này, các tinh thể rơi đúng thời điểm khiến ánh sáng bị khúc xạ theo phương ngang, tạo thành 2 cái bóng của Mặt trời.

Khi Mặt trời dâng lên cao, Mặt trời giả thật sự có thể trôi dạt ra khỏi điểm 22 độ. Cuối cùng, Mặt trời leo lên đến một điểm đủ cao thì Mặt trời giả hoàn toàn biến mất.

Trên thực tế, "Sun dog" cũng được xem là một dạng của Sun halo. Chính vì vậy, nhìn thấy "Sun dog" cũng là một dấu hiệu giúp bạn tự tin hơn vào việc trời sẽ mưa trong một vài ngày sắp tới.

*Lưu ý: Quầng Mặt trời và Sun dog có thể xuất hiện cả với Mặt trăng - moondog. Đây cũng có thể xem là dấu hiệu cho thấy trời sắp mưa.

Nguồn: Earth Sky, Time and date.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh