CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 10:19

Nếu muốn con lớn lên thành công và được mọi người tôn trọng thì ngay từ nhỏ, bố mẹ cần rèn giũa thói quen sau

Giữ lời hứa là một trong những việc làm khó khăn nhất của con người. Bởi đôi khi chúng ta buột miệng hứa gì đó nhưng thực tế mọi điều lại không được như mong muốn. Chính vì vậy nên trước khi hứa điều gì, chúng ta phải suy nghĩ cẩn thận xem mình có đủ khả năng để thực hiện lời hứa đó hay không. 

Đã hứa thì phải giữ lời. Nếu không thực hiện được thì phải chịu hậu quả, không được che giấu, lờ đi hoặc đổ lỗi cho người khác. Việc giữ lời hứa sẽ chứng minh rằng, bạn là người đáng tin cậy, đáng để mọi người quý trọng và tin tưởng. Người biết giữ lời hứa cũng sẽ có nhiều cơ hội thành công trong cuộc sống hơn. Chính vì vậy, ngay từ nhỏ bố mẹ nên rèn luyện cho con thói quen đáng quý này.

Lời hứa là gì và tầm quan trọng của lời hứa đối với con trẻ

Chúng ta trở nên đáng tin cậy với người khác khi quyết tâm làm bằng được những lời đã nói. Lời hứa chính là cách hiện thực hóa những điều đã nói ra, khiến đối phương hài lòng và tin tưởng. Trong cuộc sống lời hứa rất quan trọng, đặc biệt đối với con trẻ.

Với trẻ nhỏ - dạy giữ lời hứa là cách khiến trẻ trở thành người có trách nhiệm, có ý thức với những gì đã nói. Từ đó giúp trẻ hình thành nhân cách và uy tín với người xung quanh. Một đứa trẻ biết giữ lời hứa cũng sẽ được thầy cô và bạn bè yêu mến, tôn trọng.

Nếu muốn con lớn lên thành công và được mọi người tôn trọng thì ngay từ nhỏ, bố mẹ cần rèn giũa thói quen sau  - Ảnh 2.

Nguyên nhân nào khiến trẻ thất hứa?

Trẻ em được tiếp xúc nhiều nhất với hai môi trường là gia đình và xã hội. Theo đó, nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất hứa của con trẻ có thể do chúng bắt chước người ngoài hoặc chính từ bố mẹ.

Không ít bậc cha mẹ mẹ thường dễ dàng hứa hẹn điều gì đó để con cái làm theo yêu cầu của mình. Chẳng hạn như: “Ngoan rồi mẹ cho xem ipad”, "Con mà học ngoan bố sẽ mua máy bay đồ chơi cho con”... nhưng sau đó lại không thực hiện. 

Sau khi bố mẹ thất hứa, con thường xuyên có hành động mè nheo, đòi hỏi, giận dỗi. Lâu dần con trẻ trở nên mất niềm tin và dễ bắt chước hành vi của người lớn. Con cho rằng, việc giữ lời hứa không quá quan trọng và hoàn toàn có thể nói mà không làm. 

Nếu muốn con lớn lên thành công và được mọi người tôn trọng thì ngay từ nhỏ, bố mẹ cần rèn giũa thói quen sau  - Ảnh 3.

Trên trang mạng xã hội Reddit, một bà mẹ chia sẻ việc con trai mình thường xuyên thất hứa với bố mẹ về chuyện làm việc nhà và cố gắng học tập chăm chỉ hơn. Khi bố mẹ hỏi tại sao, cậu bé bình thản trả lời: “Mẹ cũng hứa mua cho con 1 chiếc ván trượt patin nếu con đạt điểm thi tốt nhưng mẹ đâu có làm".

Bà mẹ sau đó thừa nhận từng hứa với con nhiều thứ nhưng rồi một phần vì quên, một phần do bận rộn nên cố tình làm ngơ lời đã nói trước đó. Vì thế đến bây giờ, những lời nói của bà mẹ này với con không còn nhiều trọng lượng.

Chúng ta luôn có nhiều lý do thậm để bào chữa cho hành động thất hứa của chính mình. Đành rằng có nhiều yếu tố chi phối đến việc thực hiện lời hứa, nhưng nếu không làm được thì đừng nói ra. Bởi con trẻ sẽ xem bố mẹ là tấm gương để học tập. Trẻ nhỏ như miếng bọt biển, có thể "thấm hút" cả hành vi tốt và xấu của bố mẹ. Vậy nên trẻ hoàn toàn có thể bắt chước sự thất hứa.

Nếu trẻ lớn lên không được mọi người xung quanh tin tưởng liệu có thể phát triển công việc, cuộc sống tốt?

Làm sao để trẻ biết cách giữ lời hứa?

Trẻ em học hỏi nhờ bắt chước những sự việc, hành vi xung quanh, nhất là từ chính bố mẹ. Nếu bố mẹ luôn giữ lời hứa, kể cả những lời hứa nhỏ nhặt nhất thì con cũng tự có tấm gương để noi theo và học hỏi.

Mỗi khi hứa với con điều gì đó, bố mẹ có thể đặt mình vào vị trí của con để hiểu được cảm giác bị thất hứa như thế nào. Từ đó, bố mẹ cố gắng hoàn thành lời hứa với con. Điều này không hề dễ dàng nhưng hãy cố gắng thực hiện để tạo uy tín với con. Gia đình là nền tảng, là cái nôi nuôi dưỡng cảm xúc của một đứa trẻ - vì thế đừng để con trở nên hoài nghi, ngờ vực, mất lòng tin và thất vọng vào chính gia đình của mình.

Nếu muốn con lớn lên thành công và được mọi người tôn trọng thì ngay từ nhỏ, bố mẹ cần rèn giũa thói quen sau  - Ảnh 5.

Nhiều bố mẹ cho rằng người lớn có thực hiện được lời hứa hay không phần nhiều do hoàn cảnh. Trẻ con mau quên nên không phải thực hiện tất cả những gì đã hứa với chúng và nếu quá yêu chiều sẽ khiến con sinh hư. Tuy nhiên, bố mẹ nên nhớ rằng lời hứa là động lực giúp con hoàn thành tốt mọi việc hơn - đây cũng là những thỏa thuận có qua có lại.

Bất cứ trường hợp nào bố mẹ cũng phải thống nhất giữa lời nói và việc làm. Tạo cho bản thân thói quen giữ lời hứa cũng là cách bố mẹ dạy con có thái độ sống đúng, biết tôn trọng người khác, sống có trách nhiệm với bản thân và những người xung quanh. 

Tầm quan trọng của lời hứa và cách giúp con trở thành đứa trẻ biết giữ lời hứa  - Ảnh 1.

Hà Giang

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh