THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 04:32

"Nếu lương đủ sống, chúng tôi cũng chẳng dạy thêm"

 

Trong đầu khi nào cũng cơm áo, gạo tiền

 Cô cho biết, gần 10 năm đi dạy, lương chính khóa mỗi tháng được hơn 3 triệu đồng, mỗi tháng cô có dạy kèm cho 4 học sinh, thu nhập thêm vài ba triệu.

 “Cuộc sống ở thành phố, tổng thu nhập của tôi là thấp, nhưng tằn tiện cũng đủ. Nói lương 8-9 triệu làm sao sống, nhưng giáo viên chỉ cần mức lương ấy. Nếu được nhận mức lương ấy, chúng tôi sẽ có cuộc sống trong sạch với nghề, không nghe cấm đoán dạy thêm, học thêm nữa”.

 

dạy thêm, học thêm, giáo viên dạy thêm, cấm dạy thêm

Học sinh miệt mài trong vòng xoáy học thêm.


Thầy giáo Nguyễn Nam Việt cũng cho rằng, muốn chấm dứt dạy thêm, cách duy nhất là cho giáo viên sống được bằng lương.

 “Khi là giáo viên phổ thông, lương tôi chỉ đủ để trả những nhu cầu cần thiết, quá thấp để toàn tâm toàn lực đầu tư cho công việc vì trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến cơm, áo, gạo tiền. Hiện tại, tôi là giáo viên tự do, học sinh đến với tôi vì các em cần kiến thức chứ không phải bắt ép, thu nhập của tôi mỗi tháng 20 triệu. Tôi vui vì quyết định đúng đắn của mình khi can đảm không dạy trong trường”.

Thầy Việt cũng cho rằng, “nếu muốn giáo viên không dạy thêm, cách duy nhất là làm sao để giáo viên có thể sống sót được bằng đồng lương của chính mình”

Một nhà giáo có nhiều năm kinh nghiệm thì cho rằng,  giáo viên không ai muốn dạy thêm vì muốn còn có thời gian cho bản thân, gia đình, nhưng vấn đề chính là thu nhập. Bởi vậy, giáo viên phải có sở đoản dạy gì ở lớp chính khoá, và dạy gì ở nơi "lớp mở".

Theo giáo viên này, với ngành giáo dục, dù giáo viên đứng lớp bất kể môn gì, nên có khung lương cao đồng thời cũng có những chế tài phù hợp, khích lệ giáo viên hết lòng với nghề, xử nghiêm giáo viên "có rồi tham nữa"

Trung tâm văn hóa cũng là lò luyện trá hình

Nhiều giáo viên cũng cho biết, kẽ hở của quy định là cấm trong trường học nhưng lại mở cửa cho trung tâm, lò luyện

Một giáo viên ở quận Phú Nhuận cho rằng, cấm dạy thêm giáo viên chỉ ảnh hưởng một phần thu nhập còn đối tượng bị ảnh hưởng nhiều là học sinh, vì các em có nhu cầu học thêm.

Vị giáo viên này đặt câu hỏi, ai sẽ chịu trách nhiệm khi tỷ lệ đỗ đại học thấp?

 Cô giáo phân tích, học thêm ở trường học và học thêm ở trung tâm văn hóa ngoài giờ không khác gì nhau. Về mặt lý thuyết là khác ở địa điểm và nơi tổ chức. Nhưng hiện nay, các trung tâm văn hóa ngoài giờ do nhà trường lập ra như, thậm chí là do một cá nhân, tổ chức có điều kiện lập ra, rồi thuê giáo viên giảng dạy.

 “Nói thẳng ra, trung tâm văn hóa ngoài giờ cũng là lò luyện thi trá hình. Trong trường hợp này, học ở trường và lò luyện thi bên nào tốt hơn. Sao không cho học trong trường mà học ở lò luyện?" Cô đặt câu hỏi

 Cô giáo này cũng cho rằng, đối với học sinh cấp 1 và cấp 2 có thể không học thêm vì kiến thức  gọn nhẹ. Nhưng học sinh cấp 3 không học thêm thì khó thi đại học. “Nhiều môn học, một tuần chỉ được một vài tiết chính khóa, giáo viên không thể truyền tải hết kiến thức, học sinh cũng không nắm được. Ai sẽ chịu trách nhiệm khi các em không đủ kiến thức thi đại học?”

 Một giáo viên khác thì cho rằng học sinh học thêm cũng vô nghĩa vì được "gà" trước đề kiểm tra. Học sinh muốn học tốt thì chỉ dựa bản năng lực bản thân và tính tự giác.

Ngoài ra, dạy thêm sẽ làm phát sinh nhiều vấn đề về tâm lý cho trẻ em như sẽ bị đì hay bị o ép nếu không đi học thêm.

Theo giáo viên này, nếu phải đi học thêm thì phụ huynh nên tập trung nhắc nhở và rèn luyện cho con cái tính tự giác. Năng lực tới đâu, tự các em sẽ biết nên làm gì, đừng mong con mình phải là vào trường này, trường kia. Nếu có gì thì cứ thắc mắc thì hỏi trong và sau giờ học, vấn đề chính là tự nghiên cứu trong sách giáo khoa lẫn sách tham khảo.

Một thầy giáo ví von “bao năm nay có cấm được dạy thêm, học thêm đâu. Nhà giáo, cứ nghe “cấm, đoán” nhức lòng lắm”.

 

Học sinh Việt Nam dành nhiều thời gian học thêm,  khép kín

Đầu năm 2014, khi mổ xẻ sâu hơn dữ liệu từ PISA (trong lần đầu tiên Việt Nam tham gia đánh giá), Bộ GD&ĐT đưa ra một số kết quả phân tích sâu:

Chỉ số kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam là thấp nhất trong 68 nước tham gia

Trình độ học vấn của cha mẹ đứng thứ 2 từ dưới lên, với vị trí 67/68 nước.

Tương tự, sự cởi mở, linh hoạt trong giải quyết vấn đề của học sinh cũng đứng vị trí 67/68.

Thời gian học thêm: Học sinh Việt Nam lọt tốp 5, đứng vị trí thứ 5/68.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành công văn gửi các Sở GD&ĐT, Cục Nhà trường, Ban Phụ nữ Quân đội (Bộ Quốc phòng) hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm...
3 năm trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh