THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 06:45

“Nên thay bộ sách giáo khoa Lịch sử”

 

Là người tham dự hội nghị bàn về việc bỏ tích hợp môn Lịch sử ngày 7/12, GS.TS.NGND Vũ Dương Ninh cho rằng, cần xác định rõ yêu cầu học Sử của từng cấp để đưa vào chương trình giảng dạy những vấn đề cơ bản, phù hợp tâm, sinh lý của từng lứa tuổi học sinh. Trên cơ sở đó, việc đổi mới dạy và học môn này là hết sức cần thiết.

 

GS.TS.NGND Vũ Dương Ninh cho rằng, một trong những việc cần làm để thay đổi dạy và học môn Lịch sử là thay sách giáo khoa.


Hãy bỏ cách dạy Sử chán ngắt

"Cái chúng ta đang dạy cho học sinh phổ thông quá nặng nề, tham lam. Thay vì nhồi thật nhiều, nên chọn lọc một số sự kiện gây được hứng thú với các em, trong đó có việc bảo vệ Tổ quốc và những kinh nghiệm sống trong quá khứ", GS Ninh nói.

Ông Ninh cũng cho rằng, việc quan trọng nữa là thay đổi bộ sách giáo khoa Lịch sử dựa trên nguyên tắc bảo đảm mục tiêu môn học, thông qua sự kiện có chọn lọc để gây dựng nhận thức của học sinh về lịch sử, nâng cao lòng yêu nước.

Nội dung kiến thức cần nhẹ nhàng và trình bày gọn gàng hơn, nên bổ sung số lượng hình ảnh, sơ đồ trực quan trong sách để tăng tính hấp dẫn.

Cũng theo quan điểm của vị giáo sư sử học, Lịch sử phải phải là môn thi độc lập và bắt buộc trong kỳ thi THPT quốc gia tới. "Tuy nhiên, quy định Lịch sử là môn thi bắt buộc phải đi kèm việc thay đổi cách dạy học và giảm tải kiến thức cho học sinh", ông Ninh nêu quan điểm.

Theo thạc sĩ Trần Trung Hiếu – giáo viên Lịch sử, trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An, một trong những người đầu tiên "kêu cứu" cho môn Sử, những kết luận quan trọng của cơ quan có trách nhiệm trong hội nghị chiều 7/12 đã tạo ra những chuyển biến tích cực hơn về phía Bộ GD&ĐT.

Điều quan trọng hiện nay là Bộ GD&ĐT phải làm lại lại cấu trúc và nội dung chương trình tổng thể, xác định rõ vị trí của từng môn học trong Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể như thế nào.

Nếu như vấn đề đó chưa được quyết định rõ ràng thì chưa thể bàn đến đổi mới cách biên soạn sách giáo khoa, đào tạo và đào tạo lại giáo viên để dạy được chương trình trong sách.

Nếu như vấn đề đó chưa được quyết định rõ ràng thì chưa thể bàn đến đổi mới cách biên soạn sách giáo khoa, đào tạo và đào tạo lại giáo viên để dạy được chương trình trong sách.

Chia sẻ về đổi mới dạy và học Sử, TS Vũ Thu Hương (Đại học Sư phạm Hà Nội) cho rằng, giáo viên nên bỏ cách giảng dạy chán ngắt. Thay vào đó, người dạy hãy vận dụng sách tham khảo, làm bài tập thực hành thú vị để thu hút học sinh.

TS Hương nêu ví dụ, thay vì giảng cho trẻ nghe về nhà Trần và việc đắp đê, chúng ta có thể cho học sinh tự đắp đê trên bản đồ cổ bằng đất nặn. Hoặc thay vì giảng bằng lời về nhà Nguyễn, hãy yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, sách tham khảo và xây dựng sơ đồ gia phả dòng họ, xem có bao nhiêu chúa Nguyễn và vua Nguyễn.

Theo nữ tiến sĩ, mỗi khi học hành mệt mỏi, một số sinh viên lại yêu cầu bà... cho học Lịch sử. “Bởi vì bài giảng của tôi không kể xem có bao nhiêu tên địch bị tiêu diệt trong một trận đánh, mà là giải thích các truyền thuyết, kể về sự tích đặc biệt thú vị như sự tích Phố Cấm Chỉ trong khu phố cổ của Hà Nội”, TS Hương chia sẻ.

Học sáng tạo

Trong khi phần lớn các trường hiện nay còn áp dụng cách dạy và học Lịch sử truyền thống, thì một số học sinh có cách làm khác. Xuất phát từ ý tưởng tái hiện thời kỳ Phục hưng, học sinh lớp 7, trường trung học Wellspring, Hà Nội, đã tổ chức dạ hội lịch sử.

 

Học sinh tái hiện trang phục thời kỳ Phục hưng. Ảnh: NVCC.


Mỗi lớp lựa chọn một thành phố như Florence, Milan, Haarlem… để tái hiện qua lối kiến trúc La Mã cổ đại kết hợp phong cách kiến trúc Gothic hài hòa, cân xứng.

Những chiếc váy xòe bồng của thời kỳ Phục hưng ở châu Âu hiện lên bất ngờ từ chất liệu giấy, nilon, bìa catton... Đây là cách học Lịch sử khá lạ lẫm, thu hút sự chú ý của các bạn trẻ trong trường.

Và trong khi dư luận xôn xao về phần trả lời của học sinh “Quang Trung – Nguyễn Huệ là hai anh em”, cậu học trò THPT Trần Khai Nguyên, TP HCM - Ngô Quang Đĩnh - đã vẽ bản đồ tư duy sáng tạo.

Lịch sử không còn khô cứng với Đĩnh bởi quan niệm: “Kiến thức cũng giống bánh mì, ăn nguyên ổ thấy ngán nên sẽ cắt nhỏ từng phần. Thay vì đọc, em sử dụng cách ghi nhớ qua hình ảnh, rất hiệu quả”.

Tuy nhiên, những cách học mới mẻ kể trên vẫn thuộc quy mô cá nhân và nội bộ trường học. Còn lại, đa số cách dạy và học Sử truyền thống bấy lâu không được đổi mới.

Cô Huyền Thảo – giáo viên dạy Sử trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP HCM chỉ ra thực tế, hiện nay, đa số giáo viên tiến hành hình thức kiểm tra, đánh giá qua học thuộc bài. Điều này tạo nên áp lực rất lớn, khiến học sinh lo sợ, tìm cách đối phó, mất đi hứng thú với môn Sử, sức sáng tạo bị hạn chế.

Theo cô Thảo, không chỉ cần kiến thức sâu rộng, giáo viên nên có cách nhìn nhận các vấn đề lịch sử từ nhiều góc độ, cũng như chấp nhận, khuyến khích những ý kiến đa chiều của học sinh để các em phát huy tư duy phản biện.

 

Học sinh thích học theo cách phản biện

Trong cuộc khảo sát tại trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP HCM, cô giáo Huyền Thảo đưa ra thông tin:

61,4% học sinh không thích Lịch sử vì phải học thuộc lòng; 53,8% không thích vì phải nhớ nhiều sự kiện.

50,8% các bạn cho biết mình thích kiểm tra theo kiểu đề mở - hiểu bài. Đến 84,9% các bạn thích thảo luận, tranh luận trong giờ và 71,9% cảm thấy rất thú vị khi được phản biện với sách giáo khoa.

Trong số những bạn được dạy theo phương pháp truyền thống, có 64 bạn thích (chiếm 59,3%) và 44 bạn không thích cách dạy trên (chiếm 40,7%).

Trong số những bạn được giáo viên hướng dẫn đọc sách, thảo luận, tự ghi bài, có 49 bạn thích (chiếm 83,1%) và 9 bạn không thích cách dạy trên (chiếm 16,9%).

Trong số những bạn được giáo viên hướng dẫn đọc sách, thảo luận, sử dụng đề cương, có 6 bạn thích (chiếm 85,7%) và 1 bạn không thích cách dạy trên (chiếm 14,3%).

Tỷ lệ học sinh thích cách dạy - học cũ vẫn còn cao do phương pháp truyền thống này tương thích với cách kiểm tra, đánh giá cũ: Đó là nặng về việc học thuộc lòng. Tuy nhiên, những học sinh đã được trải nghiệm phương pháp mới đều phản hồi rất khả quan (trên 80% ưa thích).

Theo QUYÊN QUYÊN - NGỌC TÂN / news.zing.vn

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành công văn gửi các Sở GD&ĐT, Cục Nhà trường, Ban Phụ nữ Quân đội (Bộ Quốc phòng) hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm...
2 năm trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh