THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 09:21

Năng suất lao động Việt Nam tăng chậm so với các nước trong khu vực

 

Cụ thể, bình quân giai đoạn 2005-2014 tăng 3,7% mỗi năm. Mặc dù năng suất lao động của ViệtNam trong những năm qua đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên giả định Việt Nam và một số nước vẫn duy trì liên tục tốc độ tăng trưởng năng suất lao động trung bình như trong giai đoạn 2007- 2012 thì phải đến năm 2038 VN mới bắt kịp năng suất lao động của Philippines, đến năm 2069 mới bắt kịp năng suất lao động của Thái Lan.

Đáng chú ý là nếu so với Trung Quốc và Ấn Độ, năng suất lao động của Việt Nam tăng chậm hơn. Cũng theo Báo cáo này, tính theo sức mua tương đương, chênh lệch giữa năng suất lao động của Trung Quốc và VN tăng từ 771 USD năm 1994 lên 9.545 USD năm 2013, giữa Ấn Độ và Việt Nam từ 1.396 USD lên 3.867 USD.

Cùng với đó, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đưa ra hàng loạt yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của Việt Nam. Tỉ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản hiện nay còn khá cao (năm 2014 chiếm 46,3%) và cao hơn so với các nước trong khu vực. Phần lớn lao động làm việc trong khu vực này là lao động giản đơn, có tính thời vụ, việc làm không ổn định, nên giá trị gia tăng tạo ra không cao, dẫn đến năng suất lao động thấp.

Khu vực này có tới trên 46% lao động của cả nước nhưng chỉ tạo ra 18,1% GDP. Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả nước có 9,6 triệu lao động được đào tạo trong tổng số 52,7 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm năm 2014 (chiếm 18,2%).

Một trong những yếu tố ảnh hưởng quyết định tới năng suất lao động là thể chế kinh tế và hiệu quả quản trị nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ VN đã có nhiều nỗ lực thực hiện cải cách và hoàn thiện thể chế kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn một số “điểm nghẽn” và “rào cản” về thể chế trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường.

Nguyễn Thanh / Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh