Nắng nóng dẫn đến sốc nhiệt, thú cưng lũ lượt vào viện truyền nước
- Tây Y
- 20:16 - 06/07/2018
Nắng nóng kéo dài dẫn đến sốc nhiệt, thú cưng cũng phải đi truyền nước
Nhưng ngày gần đây, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, Trung Bộ đang trải qua đợt nóng đỉnh điểm nhất, nền nhiệt tăng cao lên đến 40 độ C khiến nhiều gia đình nuôi thú cưng dễ mắc các bệnh hô hấp như ho, viêm phổi, buộc người muôi thú cưng phải tìm đến Bệnh viện Thú y thuộc Viện Thú Y quốc gia, có địa chỉ trên đường Trường Chinh, Hà Nội để truyền nước, hay bổ sung chất dinh dưỡng.
Có mặt tại địa chỉ trên, PV ghi nhận được nhiều người dân mang thú cưng đến khám. Ôm chú chó phốc sóc đến bệnh viện, chị Lan (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, con chó của gia đình mình bỏ ăn hai hôm nay, cho đến khi nó có biểu hiện chảy máu cam thì gia đình mới đưa tới bệnh viện để các bác sĩ thú y thăm khám.
Không chỉ chó Tây mà mèo Tây cũng phải đi truyền nước
"Con cún bị viêm da lại có lớp lông dày nên dễ bị sốc nhiệt. Sau khi được các bác sĩ thăm khám, chờ kê đơn tôi sẽ đưa nó về nhà nghỉ ngơi", chị Lan chia sẻ.
Không chị chỉ Lan, nhiều bạn trẻ khác cũng mang chó cưng, mèo Tây đến khám và truyền nước. Thậm chí có gia đình cả một đàn chó 6,7 con được chủ đưa đến “tiếp nước”.
Bà Phạm Thị Lan Hương - quản lý Bệnh viện Thú y cho biết, nắng nóng là nguyên nhân chính gây bệnh về hô hấp, cảm, bệnh dại... trên vật nuôi.
"Nắng nóng kéo dài, số lượng thú cưng được người dân đưa đến bệnh viện tăng gấp 3 lần. Mỗi lần trung bình 50-60 ca", bà Hương chia sẻ.
Theo bà Hương, các thu cưng được đưa đến bệnh viện sẽ được thăm khám, theo dõi, nếu bị sốc nhiệt sẽ ngay lập tức được tiêm thuốc hạ sốt, thuốc cầm máu để tránh vỡ mạch máu mũi, truyền dịch, chườm mát, cắt bớt lông.
Chủ nhân của chú chó này đang cho cún cưng đi điều trị bệnh
Nhiệt độ thích hợp để nuôi thú cưng là 28-30 độ C. Những vật nuôi có bộ lông dài hoặc giống nhập ngoại thường gặp tình trạng sốc nhiệt do không thích nghi được khí hậu Việt Nam.
Các triệu chứng dễ thấy là vật nuôi thở dốc, thân nhiệt cao, chảy máu mũi, tứ chi co cứng, co giật… Vật nuôi sẽ được truyền nước và đường để hạ sốt, tránh mất nước.
Quản lý bệnh viện thú y khuyến cáo người nuôi thú cưng mùa nóng không nên cho vật nuôi ra ngoài
Ngoài ra, bà Hương cũng khuyến cáo, người nuôi thú cưng nên cho vật nuôi ăn uống đầy đủ, tránh ra ngoài từ 10h trưa đến 17h chiều. Nên để thú cưng ở trong phòng có nhiệt độ từ 28 độ C nơi có quạt hay điều hòa.
Dưới đây là một số hình ảnh ghi lại được ở Bệnh viện thú y:
Nhữg chú chó nằm chen chúc trên giường bệnh với những dây truyền
Những ngày nhiệt độ tăng cao chó mèo nhập viện gia tăng
Bệnh viện chó mèo những ngày này "bệnh nhân" tăng gấp nhiều lần
Bác sĩ thăm khám cho những chú chó
Khi truyền để tránh thú cưng giật dây nên bác sĩ phải dùng đồ chuyên dụng để lắp vào đầu
Bác sĩ đang khám thai cho chú chó này
Tỉ mỉ chăm sóc từng tí một cho thú cưng
Đại gia đình nhà chó phải nằm viện