THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 07:52

Nâng cao năng lực công tác xây dựng và phổ biến pháp luật của Bộ LĐ-TB&XH

Không ngừng xây dựng và hoàn thiện thể chế về các lĩnh vực của ngành

Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH, trong nhiều năm qua, nhất là trong nhiệm kỳ Đại hội XI, XII và nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng hiện nay, việc đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN là một trong ba đột phá chiến lược luôn được Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ đặc biệt quan tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện nhằm tạo dựng hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện phục vụ cho phát triển đất nước bền vững.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi chỉ đạo các định hướng công tác xây dựng và phổ biến pháp luật của Bộ LĐ-TB&XH

Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi chỉ đạo các định hướng công tác xây dựng và phổ biến pháp luật của Bộ LĐ-TB&XH

Tinh thần đó thấm nhuần trong toàn thể đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động của Bộ, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ. Đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và cán bộ làm công tác pháp chế lại càng trở thành một yêu cầu thường trực, bức thiết trong việc tổ chức nghiên cứu, chủ động đề xuất, tham mưu cho Lãnh đạo Bộ trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành pháp luật trên tất cả các lĩnh vực của ngành.

Hiện nay, hầu hết tất cả các lĩnh vực quản lý của Bộ đều có luật điều chỉnh (01 bộ luật, 09 luật, 02 pháp lệnh) cùng hơn 500 văn bản quy phạm phạm luật đã tạo hành lang pháp lý, cơ chế chính sách quan trọng đã và đang phát huy hiệu quả trên thực tiễn.

Ông Nguyễn Văn Bình- Vụ trưởng Vụ Pháp chế nhấn mạnh một số vấn đề cần quan tâm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ thời gian tới

Ông Nguyễn Văn Bình- Vụ trưởng Vụ Pháp chế nhấn mạnh một số vấn đề cần quan tâm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ thời gian tới

Tập trung rà soát, đánh giá lại công tác xây dựng, thực thi và tuyên truyền pháp luật

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Bình, Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết: Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng vài tuân thủ luật pháp đã rất khác. Cùng với đó, việc chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ cũng đang dẫn đến những thay đổi lớn về luật pháp và chính sách; sự phát triển của khoa học và công nghệ đang làm thay đổi rất nhiều công việc, trong đó có công tác giáo dục, phổ biến pháp luật. Những điều đó đang đặt ra rất nhiều thách thức, đòi hỏi thay đổi tư duy và cách tiếp cận về công tác này, ngay cả đối với các cơ quan truyền thông. Chỉ làm tốt điều đó mới góp phần nâng cao nhận thức của các cơ quan doanh nghiệp, người dân theo đúng chủ đề của ngày Pháp luật Việt Nam “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

Ông Nguyễn Sĩ Dũng, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trình bày chuyên đề về truyền thông chính sách và sự tham gia của người dân, doanh nghiệp

Ông Nguyễn Sĩ Dũng, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trình bày chuyên đề về truyền thông chính sách và sự tham gia của người dân, doanh nghiệp

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Văn Hồi đề nghị các đơn vị trong Bộ cần: Tập trung thực hiện tốt kế hoạch hành động của Bộ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật.

Theo đó, Thủ trưởng các đơn vị trực tiếp lãnh đạo và chịu trách nhiệm về công tác xây dựng thể chế, pháp luật; trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách. Thường xuyên chỉ đạo việc rà soát, đánh giá, tổng kết việc tổ chức thi hành pháp luật, các cơ chế, chính sách hiện hành nhằm phát hiện các khó khăn, vướng mắc, gây khó khăn, cản trở hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như người dân, các vấn đề mới phát sinh cần điều chỉnh để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi để phù hợp với tình hình thực tiễn.

Ông Phạm Phúc Hưng – Tổng Thư ký tòa soạn - Báo Điện tử Dân trí trình bày chuyên đề “Báo chí, truyền thông với truyền thông chính sách nói chung và lĩnh vực Lao động – Thương binh và Xã hội nói riêng”

Ông Phạm Phúc Hưng – Tổng Thư ký tòa soạn - Báo Điện tử Dân trí trình bày chuyên đề “Báo chí, truyền thông với truyền thông chính sách nói chung và lĩnh vực Lao động – Thương binh và Xã hội nói riêng”

Trong quá trình xây dựng các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật cần tuân thủ đúng quy định, quy trình của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, bảo đảm thực hiện đúng tiến độ, chương trình được đề ra; bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, lắng nghe ý kiến nhiều chiều, tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, người làm công tác thực tiễn và đối tượng chịu tác động; tăng cường sự phản biện xã hội và công tác truyền thông, nhất là đối với các dự thảo chính sách có tác động lớn đến xã hội, những vấn đề khó, nhạy cảm, có ý kiến khác nhau để kịp thời thông tin chính sách, nhằm nâng cao chất lượng của các văn bản cũng như sự đồng thuận của xã hội trong xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật.

 Về công tác tổ chức thi hành pháp luật, Thứ trưởng Hồi chỉ đạo, cần quán triệt, truyền thông, phổ biến nội dung chính sách, quy định mới; tác động, hiệu ứng của chính sách, pháp luật đến hoạt động sản xuất kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh; tăng cường công tác theo dõi thi hành pháp luật, các vấn đề phát sinh trong bối cảnh hội nhập quốc tế; các vấn đề dư luận quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội. Đặc biệt, cần tăng cường khơi dậy ý thức và lợi ích của việc tuân thủ, chấp hành pháp luật; xây dựng, bồi dưỡng, nhân rộng, khen thưởng, tôn vinh người tốt, việc tốt, điển hình trong xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật; phê phán, đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trong chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật; phát huy tinh thần gương mẫu tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên, thực hiện tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước để tạo đồng thuận xã hội.

Toàn cảnh Hội nghị

Toàn cảnh Hội nghị

Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi cũng đặc biệt lưu ý tất cả các đơn vị và toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của ngành về một số nhiệm vụ trọng tâm, trước mắt, đó là: Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, học tập tôn vinh Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa XHCH Việt Nam. Đồng thời, nói và làm theo pháp luật, nói đúng, làm đúng theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Bên cạnh đó, cần tập trung rà soát, đánh giá lại công tác xây dựng, thực thi pháp luật ở cơ quan, đơn vị mình để xem chúng ta đã làm được gì, còn tồn tại các vấn đề nào, đặc biệt là trong bối cảnh Đảng, Nhà nước đang đẩy mạnh công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay. Từ đó xác định rõ cần làm gì để công tác xây dựng pháp luật được tốt hơn. Các đơn vị cần tập trung vào nhiệm vụ xây dựng pháp luật năm 2023, rà soát xem chúng ta còn chậm xây dựng văn bản pháp luật không? Có né việc, đùn đẩy công việc không? Kế hoạch xây dựng văn bản pháp luật năm 2023 có bị chậm, bị lùi không?

“Do vậy, từ nay đến cuối năm, cần tập trung giải quyết dứt điểm việc chậm xây dựng văn bản; việc xây dựng văn bản phải chủ động, không để các ủy ban của Quốc hội và các cơ quan chức năng nhắc nhở. Đồng thời, không để xảy ra sai sót, đặc biệt là không để cài cắm lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân, đơn vị trong quá trình xây dựng các dự thảo văn bản pháp luật"- Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi nhấn mạnh.

Ngày 9/11 là ngày hội tôn vinh Hiến pháp, pháp luật. Ngày pháp luật năm nay được Bộ tập trung vào hoạt động phổ biến, giới thiệu chuyên đề: “Nâng cao năng lực xây dựng và tuyên truyền, phổ biến pháp luật của Bộ LĐ-TB&XH”. Nội dung này gắn bó chặt chẽ và góp phần thiết thực tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về LĐ-TB&XH nói riêng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của Bộ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân, nâng cao nhận thức hiểu biết và thực thi pháp luật, ý thức tôn trọng, chấp hành và bảo vệ Hiến pháp, pháp luật trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong Ngành.

THÙY HƯƠNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh