Năm 2019, mỗi người dân sẽ có hồ sơ sức khoẻ điện tử riêng
- Sức khỏe
- 13:50 - 16/06/2018
Được biết, Cục Công nghệ thông tin được Bộ Y tế giao trách nhiệm xây dựng phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử. Phần mềm này sử dụng nguồn dữ liệu hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế để tạo lập mã số định danh và hồ sơ sức khỏe điện tử cho từng cá nhân.
26 trạm y tế xã thuộc 8 tỉnh, thành gồm Hà Nội, TPHCM, Lào Cai, Yên Bái, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Long An. Đây là những cơ sở được lựa chọn tham gia vào Đề án Y tế cơ sở, thực hiện mô hình điểm trạm y tế xã, phường giai đoạn 2018–2020 của Bộ Y tế.
Việc xây dựng hồ sơ sức khỏe điện tử là một trong những mục tiêu quan trọng trong Nghị quyết số 20-NQ/TW năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII). Theo đó, mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 có 95% dân số được quản lý sức khoẻ...
Hồ sơ sức khỏe điện tử sẽ bảo đảm mỗi người dân có một hồ sơ sức khỏe từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi và được thống nhất lưu trữ trong hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử quốc gia.
Hồ sơ này cung cấp thông tin sức khỏe của người bệnh cho thầy thuốc nhanh chóng, chính xác tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Việc tổng hợp, phân tích dữ liệu thông tin quản lý sức khỏe cũng giúp ngành y tế hoạch định chính sách tốt hơn vì có những bằng chứng về thực tiễn.
Khi đi khám bệnh, thông qua hồ sơ sức khỏe, người bệnh cung cấp cho thầy thuốc hồ sơ sức khỏe, tiền sử bệnh tật và quá trình khám chữa bệnh một cách nhanh chóng, chính xác,đầy đủ tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán và điều trị của thầy thuốc. Hơn nữa, khi thông tin về sức khỏe của người bệnh được thông suốt giữa các tuyến sẽ giúp việc chẩn đoán và phối hợp điều trị tốt hơn. Hồ sơ sức khỏe điện tử giúp người thầy thuốc chăm sóc sức khoẻ cho người dân liên tục, toàn diện theo nguyên lý của y học gia đình tốt hơn.
Từ tháng 7/2019 tổ chức triển khai nhân rộng trên toàn quốc. Đến nửa cuối năm 2019, ông PGS.TS Trần Qúy Tường - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin cho rằng mỗi người dân sẽ có hồ sơ sức khỏe điện tử.