CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 06:17

Năm 2016: Tập trung thanh tra toàn diện ATLĐ trong ngành xây dựng

 

Với  sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Thanh tra Bộ phối hợp với Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam triển khai chiến dịch thanh tra toàn diện về an toàn lao động lĩnh vực xây dựng. Đây là năm thứ 2 thực hiện chiến dịch mang tính trọng tâm, trọng điểm, và được tiến hành xuyên suốt cả năm…”- Phó Chánh Thanh tra, phụ trách Thanh tra Bộ LĐ-TBXH Nguyễn Tiến Tùng cho niết như vậy, trong cuộc trao đổi với PV Báo LĐ&XH về công tác thanh tra năm 2016.

Phó Chánh Thanh tra, phụ trách Thanh tra Bộ LĐ-TBXH Nguyễn Tiến Tùng 

Như vậy, sẽ có nhiều điểm mới trong kế hoạch thanh tra, thưa ông?

-Đúng vậy, đó là sự đổi mới toàn diện. Ví dụ, thanh tra lĩnh vực người có công, sẽ chuyển hướng không thanh tra “điểm” nữa. Trước đây mỗi năm, chúng tôi đi một vài tỉnh, mỗi tỉnh tiến hành thanh tra 1- 2 huyện, mỗi huyện 1- 2 xã. Mới đây, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền đã chỉ đạo: “Đi địa phương nào là rà soát hết  địa phương đó, không để sót một trường hợp nào”. Năm 2016, chúng tôi tập trung thanh tra thực hiện công tác về người có công ở 2 tỉnh Kontum và Thái Nguyên. Tiến hành thanh tra toàn tỉnh, ở tất cả các đối tượng, tất cả các lĩnh vực có liên quan trong thực hiện chính sách, pháp luật về người có công. Ưu tiên thanh, kiểm tra tại những địa phương có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh…

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tổ chức thanh tra chuyên đề về  công tác phòng, chống tham nhũng- lĩnh vực đang rất được xã hội quan tâm kết hợp với việc Tổng kết 10 năm việc thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng.Qua đó rà soát, kiến nghị hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng. Tiến hành thanh tra riêng, không như trước đây Thanh tra Bộ đi thanh tra hành chính các đơn vị thuộc Bộ; Tổng kết 10 năm việc thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng; rà soát, kiến nghị hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng…

 

Đặc biệt, năm tới, chúng tôi sẽ thanh tra toàn diện lĩnh vực đảm bảo ATLĐ trong ngành xây dựng và được tiến hành đồng loạt trên cả nước. Chúng tôi vừa phối hợp với ILO, thống nhất tập trung thanh tra ATLĐ trong ngành xây dựng, và được sự đồng thuận rất cao.

Xây dựng là lĩnh vực hay xảy ra tai nạn lao động. Vậy, theo ông từ trước tới nay, công tác thanh tra lĩnh vực này đã “ổn” chưa?

-Chưa thể gọi là ổn, bởi nếu “ổn” sẽ không để xảy ra nhiều TNLĐ trong những năm gần đây. Sở dĩ chúng tôi quyết định tập trung thanh tra hoạt động xây dựng bởi, thứ nhất, theo thống kê có đến 30- 35% số vụ tai nạn gây chết người liên quan đến công tác xây dựng. Thứ hai, trong năm 2014, đã xảy ra một số vụ vi phạm an toàn trong xây dựng như vụ sập giàn giáo tại dự án Formosa (Khu Công nghiệp Vũng ÁngHà Tĩnh), vụ tai nạn đường sắt trên cao dự án Cát Linh-Hà Đông, gây bức xúc dư luận.

Theo kế hoạch, sẽ tiến hành thanh tra công tác đảm bảo ATLĐ xây dựng trên địa bàn cả nước. Thanh tra Bộ trực tiếp làm ở 16 địa phương, gồm: Bắc Kạn, Lạng Sơn, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Nội, Nghệ An... Công việc được tiến hành với sự tham gia của lực lượng thanh tra Bộ, thanh tra Sở LĐ-TB&XH, dự kiến đến tháng 10/2016  kết thúc. Cùng với đó, chúng tôi tập trung thanh tra các lĩnh vực khác, như thanh tra chuyên đề 5 Tập đoàn, Tổng Cty về thực hiện chính sách lao động-việc làm

Thanh tra Bộ LĐ-TBXH tiến hành thanh tra lao động Tập đoàn Than khoáng sản VN (Ảnh tư liệu)

- Năm 2016 có quyết liệt hơn ko?

Quyết liệt hơn chứ. Năm nào chúng ta cũng thanh tra, nhưng chưa khuyến cáo được cho toàn bộ ngành xây dựng, chỉ làm ở 1 địa phương, hoặc ở vài công trình nào đó, không rút ra được kinh nghiệm gì cho ngành XD toàn quốc. Nay với chiến dịch rộng lớn trên cả nước, sẽ rút được nhiều kinh nghiệm, khuyến cáo được trên toàn quốc các sai phạm, vấn đề nào nổi cộm trong ngành xây dựng nổi cộm những gì, để ngành XD trên toàn quốc rút được những kinh nghiệm hữu ích, để công tác đảm bảo ATLĐ chủ động kiềm chế những nguy cơ có thể xảy ra…

 - Sau thanh tra sẽ xử lý các doanh nghiệp, công ty, đơn vị vi phạm như thế nào, hay vẫn dừng ở mức cảnh cáo, nhắc nhở?

- Hướng là sẽ xử lý nghiêm. Trước đây, các doanh nghiệp thường viện dẫn Bộ luật Lao động mới ban hành, các văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện chưa kịp thời, nên có những “chuệch choạc” trong thực hiện, bên cạnh đó do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế tác động đến doanh nghiệp, nên chúng tôi cũng phải thận trọng. Bởi, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, bây giờ qua công tác thanh tra mình lại tiếp tục phạt nữa, như thế sẽ quá khó khăn cho doanh nghiệp. Từ năm 2016,  sẽ xử phải phạt thật nghiêm, không dừng ở việc kiến nghị nhắc nhở nữa, khiến họ 'nhờn" luật.

- Vừa qua, Việt Nam đã hoàn thành xong việc đàm phán Hiệp định kinh tế xuyên Thái Bình Dương(TPP), cuối năm nay, Cộng đồng chung ASEAN được hình thành. Vậy, Thanh tra Lao động đã chuẩn bị như thế nào, trước ngưỡng cửa hội nhập?

-Đúng là có rất nhiều vấn đề cần phải làm khi Việt Nam hội nhập sâu rộng với thế giới và khu vực. Đối với các thanh tra viên, không chỉ nắm vững Bộ luật Lao động, pháp luật lao động Quốc tế, các Công ước mà Việt Nam tham gia, như Công ước 81 về thanh tra lao động để hướng dẫn các doanh nghiệp khi sang các thị trường nước ngoài mở công ty, chi nhánh hoặc đưa lao động sang làm việc, kinh doanh.v.v…Doanh nghiệp của Việt Nam phải nắm được phong tục tập quán, sở thích người bản địa ra sao, thì mới đưa hàng hóa sang tiêu thụ được. Còn tham gia TPP, thanh tra phải biết để tư vấn (chức năng của thanh tra là phòng ngừa các vi phạm có thể xảy ra).

Hoạt động nâng cao nghiệp vụ của các Thanh tra Bộ

Ngoài ra, các thanh tra viên phải có kỹ năng mềm, không chỉ giỏi chuyên môn, mà còn phải biết thuyết trình, thuyết phục, hướng dẫn, giúp đỡ doanh nghiệp. Phải biết áp dụng được các công nghệ tiên tiến, trực tiếp của thế giới trong công tác thanh tra. Ví dụ sử dụng các bảng kiểm thanh tra, hiện ở các nước đã sử dụng nhiều, trong khi ở Việt Nam mới có thanh tra lao động áp dụng, các lĩnh vực khác  đều chưa có.

Trước đây, thanh tra mỗi doanh nghiệp mất 2,5 ngày, giờ rút xuống còn 1 ngày. Như vậy, vừa tiết kiệm được thời gian, vừa khắc phục được tình trạng thiếu thanh tra viên. Mấy năm gần đây, chúng tôi đã chủ động đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho các thanh tra viên.Trong năm 2016, sẽ mở khoảng 4, 6 lớp tập huấn theo Đề án "Nâng cao năng lực thanh tra ngành LĐ-TB&XH đến năm 2020" như kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt…. Để thực hiện tốt kế hoạch, nhiệm vụ năm 2016, Thanh tra Bộ đang tăng cường nâng cao năng lực quản lí nhà nước về thanh tra để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện nay; tập trung xây dựng và thực hiện hoàn thành kế hoạch thường xuyên và đột xuất trong cả năm.

 - Xin cảm ơn ông! 

Căn cứ Kế hoạch Thanh tra năm 2016 của Bộ LĐ-TB&XH, Công văn số 2989/TTCP-KHTCTH ngày 20/10/2015 của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2016, Thứ trưởng  Bộ LĐ-TB&XH Huỳnh Văn Tí đã ký văn bản số 4444/LĐTBXH- TTr ngày 30/10/ 2015 hướng dẫn công tác thanh tra năm 2016.

Theo đó, năm 2016, Thanh tra Bộ tiếp tục thực hiện công tác thanh tra hành chính, phòng chống tham nhũng các lĩnh vực quản lý của Ngành. Trong đó tập trung thanh tra việc quản lý, sử dụng kinh phí các chương trình mục tiêu, công tác đầu tư cơ bản, thanh tra chuyên đề an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp; lĩnh vực người có công; lĩnh vực trẻ em, bình đẳng giới, bảo trợ xã hội; lĩnh vực bảo hiểm xã hội; dạy nghề

Trong năm 2016, sẽ triển khai thanh tra và phát phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp hoạt động xây dựng. Chiến dịch thanh tra lao động năm 2016 trong ngành xây dựng có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo sự tuân thủ những quy định pháp luật của Việt Nam, đồng thời đảm bảo những nguyên tắc cơ bản và quyền cơ bản tại nơi làm việc, duy trì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp... Tiến hành điều tra TNLĐ theo quy định và báo cáo ngay về Bộ các vụ việc nghiêm trọng để lãnh đạo Bộ xem xét, chỉ đạo và báo cáo Thủ tướng Chính phủ…

Cùng với chiến dịch thanh tra, cũng sẽ tập trung công tác truyền thông nhằm trang bị cho giới chủ sử dụng lao động, tổ chức công đoàn và người lao động những kiến thức, kỹ năng và tư vấn cho doanh nghiệp tuân thủ pháp luật lao động để thực hiện tốt chính sách, pháp luật lao động.


Thanh Nhung/ Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh