THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 06:54

Muốn tồn tại trong thời đại cạnh tranh khốc liệt này, bạn phải rèn cho mình tư duy ngược

Trước đây, tôi từng tham gia một tọa đàm về lập nghiệp của người trẻ, ở đó rất nhiều người lão làng trong giới doanh nghiệp đã đến và chia sẻ kinh nghiệm, nhưng có lẽ ấn tượng với tôi nhất là một ông chủ doanh nghiệp đã chia sẻ câu chuyện "Làm thề nào để phán đoán nhân viên có năng lực hay không"

Vị này kể về một người đàn ông 34 tuổi bị rất nhiều nơi từ chối khi đi phỏng vấn, thật sự đã khiến tôi phải chăm chú lắng nghe

Phải kể thêm vị CEO này từng huy động vốn thành công trong vòng tài trợ Series D, công ty rất lớn. Dù công ty tuyển đến người thứ 600 vẫn kiên trì tham dự đến phút cuối cùng, trực tiếp phỏng vấn từng người.

Vị này nói lập nghiệp nhiều năm như vậy, đã phỏng vấn qua 3000 người, tiến hành làm bảng excel với 500 người đầu tiên, ghi chép phân tích từng người. Nếu người này được tuyển dụng, sẽ yêu cầu HR và phòng kinh doanh đối chiếu người nhân viên đó có khác với phán đoán của anh ta hay không.

Phỏng vấn qua khoảng 500 người, ông chủ này nhìn người chưa từng sai.

Tiếp đến anh ta chia sẻ 3 nguyên nhân khiến người lập trình viên 34 tuổi trên bị từ chối.

Muốn tồn tại trong thời đại cạnh tranh khốc liệt này, bạn phải rèn cho mình tư duy ngược: Không quan trọng là bạn có bao nhiêu bánh mà quan trọng là bạn muốn ăn bao nhiêu  - Ảnh 1.

Đầu tiên là tầm nhìn nhân sinh không rõ ràng

Đã 34 tuổi rồi mà chỉ vì mấy chuyện vụn vặt đã đùng đùng đổi việc. Trong 10 năm anh ta đã đổi hết thảy 5 lần, có hai lần bất hòa với lãnh đạo và đồng nghiệp, một lần là vì phát thiếu 7 triệu tiền lương, lần còn lại là cách xa nhà

Ông chủ này chia sẻ, con người chạy theo lợi ích là điều dễ hiểu, nhưng vì vài chuyện vụn vặt mà tức khí đổi việc, rõ ràng là thiếu tính kiên định, khiến kỳ vọng của người khác dành cho vô cùng thấp. Ngay cả năng lực chịu áp lực và chấp hành cũng không mạnh, hơn nữa đào tạo một người có tuổi như vậy rất khó.

Thứ hai, là thiếu lối tư duy ngược

Khi phỏng vấn ông đưa ra một câu hỏi có độ khó, anh kia có chút ngơ ngác, cuối cùng mới nói là với năng lực của mình thì không thể thực hiện, hơn nữa còn tìm một lý do để biện hộ rằng cái vấn đề kia rất khó.

Tôi tìm bạn đến để giải quyết vấn đề, giả dụ cả ngày bạn chỉ nghĩ bản thân năng lực ra sao, phù hợp với việc nào mà không phải là tôi nên làm việc gì và cần có những công cụ nào để làm việc đó. Với tư duy đó thì mãi sẽ không có thành tựu đột phá, người như này thì hiếm nhà tuyển dụng nào gật đầu.

Thứ 3, thiếu khả năng nghiên cứu chuyên sâu

Người lập trình viên 34 tuổi này với lĩnh vực bản thân đảm nhiệm chỉ có thể tính là thành thạo, còn nghiên cứu sâu hơn thì chưa đủ, ngược lại, các lĩnh vực không liên quan rõ ràng là không chắc và cũng không có thái độ học tập.

Trong 10 năm làm việc, kiến thức của anh ta chỉ tương đương người có kinh nghiệm một vài năm, tương lai cũng chỉ là thạo việc đã quen tay, còn để nói về kiến thức sâu rộng thì người này tiềm năng không lớn.

Cuối cùng vị CEO kia đã tổng kết khiến tôi ấn tượng sâu sắc: Với những người có kinh nghiệm làm việc lâu năm, muốn biết anh ta có phải là ứng viên tiềm năng, không nhìn vào thành quả bộc phát nhất thời mà phải nhìn cách mà anh ta học hỏi và phát triển công việc đó ra sao.

Muốn tồn tại trong thời đại cạnh tranh khốc liệt này, bạn phải rèn cho mình tư duy ngược: Không quan trọng là bạn có bao nhiêu bánh mà quan trọng là bạn muốn ăn bao nhiêu  - Ảnh 2.

Có tầm nhìn nhân sinh hay không là đừng vì lợi ích trước mắt mà từ bỏ giá trị lâu dài

Cái gọi là tầm nhìn nhân sinh hiểu là giá trị cầu thị khi nghĩ và làm một việc, giá trị dài hạn mà anh ta theo đuổi. Bất kể bạn có đem tầm nhìn của mình để hành động hay không, thì sâu trong tâm hồn đã có khát vọng không thể giấu diếm. Một khi có cơ hội, có khó khăn cỡ nào đều tận lực tìm biện pháp để thực hiện.

Cho nên tầm nhìn nhân sinh càng lớn, rõ ràng tiềm năng càng lớn.

Nhưng sợ nhất là bạn không hiểu bản thân muốn gì và bị chút lợi ích dắt mũi. Hôm nay có công việc cao hơn 7 triệu thì lập tức nhảy việc, ngày mai có công việc gần nhà hơn cũng nhảy việc, ngày kia có công việc được nghỉ phép năm nhiều hơn tiếp tục nhảy việc.

Giờ chúng ta so sánh hai mức tương phản, ví dụ một công việc có thể thực hiện giá trị dài hạn và bạn thật sự rất nhiệt huyết, hơn nữa còn có thể tăng tính cạnh tranh; mặt khác là công việc mức lương 15 triệu, bạn sẽ chọn cái nào

Tôi chắc chắn rất nhiều người sẽ chọn công việc số 2, đây là điểu không thể trách cứ. Mỗi tháng có 15 triệu, 1 năm có 180 triệu, 10 năm là 1 tỷ 8, tính cả lạm phát thì số tiền về tay sẽ ít hơn. Bạn mắc kẹt trong 10 năm đẹp nhất của cuộc đời, 1 tỷ 8 đó có thể đưa bạn quay lại được không?

Giống như bài diễn thuyết của vị CEO kia. Nếu nhân viên của bạn đến độ tuổi 30, vẫn nhảy ngược lên vì số tiền có thể nhiều hoặc ít hơn 7 triệu mà không bình tĩnh lại để đi đào sâu tìm tòi về công việc, học thêm quản lý, dẫn dắt team..., bạn cho rằng người đó có tiềm năng ư, bạn sẽ giành thời gian quý báu để đi đào tạo ư. Khả năng đó là vô cùng ít, tôi nghĩ dường như là không thể.

Vậy bạn nên làm thế nào để theo đuổi những giá trị lâu dài?

Đừng bao giờ vì chút tiền lương, thưởng mà từ bỏ việc mình thực sự nhiệt huyết, gắn bó có thể giúp phát triển sự nghiệp.

Chu kỳ một công việc là 5-6 năm, mỗi nửa chu kỳ hãy tự hỏi bản thân, hiện tại công việc này là sự nghiệp bản thân sẽ theo đuổi cả đời sao?

Khi muốn vứt bỏ đừng chần chừ, nếu không thì trước khi chết bạn sẽ không can tâm.

Lựa chọn đừng sợ sai, sai là xác suất, bạn chỉ cần trau dồi năng lực vào thời khắc bạn chọn đúng là được rồi. Nếu không biết chọn lựa ra sao, hãy lật lại 3 điều trên và suy nghĩ.

Muốn tồn tại trong thời đại cạnh tranh khốc liệt này, bạn phải rèn cho mình tư duy ngược: Không quan trọng là bạn có bao nhiêu bánh mà quan trọng là bạn muốn ăn bao nhiêu  - Ảnh 3.

Rèn tư duy suy nghĩ ngược: Không quan trọng là bạn có bao nhiêu bánh mà bạn muốn ăn bao nhiêu

Google từng có một quy định bất thành văn, ở mỗi vị trí quan trọng, chấp nhận bỏ ra gấp đôi số tiền để thuê được những người ưu tú nhất trong ngành. Bởi vì khoảng cách giữa nhân tài hạng một và nhân tài hạng ba là số lượng cực hiếm chứ không chỉ một chút chút như mọi người tưởng tượng.

Một tiêu chuẩn quan trọng để phân biệt hạng nhất và hạng ba là. Nhân tài hạng ba xem xét bản thân có tài nguyên gì sau đó sẽ đi thực hiện công việc tương ứng; nhân tài hạng nhất xem xét công việc bản thân muốn làm và đi tìm nguồn tư liệu cho công việc đó.

Tiềm năng của các nhân viên nhiều tuổi không cao, vì rất dễ bị giới hạn bởi kỹ năng hạn chế của bản thân. Với người trẻ tiềm năng lớn hơn, bởi vì cách nghĩ, tầm nhìn rộng, có thể vượt qua giới hạn của bản thân.

Tư duy ngược làm cách nào để rèn luyện?

Bắt tay vào công việc nào đó trước tiên hãy nghĩ, "Tôi cần làm những gì" chứ không phải "Tôi chỉ biết và có kỹ năng này nên tôi chỉ đảm nhận được từng này công việc.

Luôn xem xét, suy nghĩ, trong bất kỳ ngành nào, ai giỏi nhất, tôi làm cách nào để được như anh ta hoặc giỏi hơn.

Không thiết lập giới hạn cho bản thân, hãy đứng trên mọi góc độ để xem xét. Người ngay cả nghĩ cũng không dám nghĩ thì không thể thực hiện được bất cứ thử thách nào.

Khác biệt giữa nhân tài hạng ba và nhân tài hạng nhất là số lượng cực ít, cho nên bạn đừng dương dương tự đắc, thế giới tồn tại những cao thủ lợi hại hơn bạn rất nhiều. Nhưng cũng đừng mất đi hy vọng, nếu chỉ cần thông qua học tập, thực tiễn, thì bạn có thể tiến thêm một bước vào nhóm nhân tài hiếm kia.

Dám nghĩ dám làm, tìm ra biện pháp để hoàn thành công việc hơn là ngồi nghĩ năng lực của bản thân chỉ có giới hạn.

Cuộc sống thử thách sức bền của người chạy marathon

Chúng ta giống như những người bắt đầu startup, cảm thấy đây là cơ hội, kia cũng là cơ hội. Chúng ta đã bỏ qua một chuyện rất đỗi quan trọng, đó là cơ hội thực sự, đó là kiên trì với một công việc.

Hãy hiểu rằng, cuộc đời giống như cuộc đua marathon, người có tiềm năng sẽ chạy hoàn thành chặng đua, đồng thời đạt được thành tích, xác định rõ ràng phương hướng, sẽ không vì cảnh đẹp ven đường mà từ bỏ chặng đua.

Thanh Hải

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh