THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 08:59

"Muốn ăn thì lăn vào bếp", ngày nay không chỉ con gái mà cả con trai cũng xắn tay nấu ăn

Trước đây nhiều bậc cha mẹ thường quan niệm "Việc bếp núc là của phụ nữ. Đàn ông con trai chỉ nên ở phòng khách". Tuy nhiên xã hội ngày càng phát triển, quan niệm của con người cũng thoáng và tích cực hơn. "Muốn ăn thì lăn vào bếp", ngày nay không chỉ con gái mà cả con trai cũng xắn tay vào công việc nấu ăn. Nhiều chàng trai thậm chí còn yêu thích nấu nướng và khéo tay, đảm đang chẳng kém gì chị em phụ nữ.

Chị Thanh Nga (Hà Nội) có một cặp nếp - tẻ: con trai Nam Khánh (lớp 6) và con gái Ngọc Linh (lớp 4). Với chị Nga, công việc nhà không phân biệt trai gái và cả 2 con đều phải làm như nhau. Ngay từ khi học lớp 3, Khánh đã được mẹ cho làm quen với các công việc rửa bát, dọn dẹp nhà cửa. Đến khi học lớp 4, cậu bé bắt đầu học nấu ăn từ những việc nhỏ nhất như vo gạo, nhặt rau, cắm cơm giúp mẹ.

"Soái ca nhí" được mẹ dạy vào bếp từ nhỏ, mới lớp 6 đã xung phong đi thi nấu ăn, thành quả khiến ai nấy đua nhau nhận con rể - Ảnh 1.

Dần dần Khánh được mẹ giao cho tự nấu những món đơn giản như xào trứng, rán đậu,... Với những món phức tạp, cậu bé thường lăng xăng đứng bên cạnh trợ giúp mẹ để học hỏi thêm kinh nghiệm nấu nướng. Chị Nga vốn học chuyên ngành xây dựng nhưng sau đó duyên số đưa đẩy đến công việc tay trái là nghề làm bánh. Mỗi món ăn chị nấu không chỉ ngon mà còn được bày biện cực kỳ khéo léo, đẹp mắt.

Hàng ngày vào bếp cùng mẹ, quan sát mẹ nấu nướng khiến Nam Khánh thêm thích thú công việc nấu ăn. Trong một lần nhà trường tổ chức cuộc thi, cậu bé đã xung phong đăng ký. Lúc đầu chị Nga hơi hoang mang, sợ con không làm được nhưng sau đó Nam Khánh liên tục năn nỉ mẹ cho tham gia. Cậu bé thậm chí còn nhờ giáo viên chủ nhiệm vận động mẹ cho đi thi. 

Ngày tham gia cuộc thi, Nam Khánh quyết định làm món sườn xào chua ngọt. Món ăn này cậu bé đã tập làm một số lần trước đó, còn phần trang trí đính kèm như cắt tỉa hoa ớt thì Khánh mới chỉ được mẹ dạy buổi tối hôm trước. 

Kết quả cậu bé tuy chỉ giành giải Khuyến khích nhưng lại nhận được nhiều lời khen ngợi từ giáo viên bởi món ăn được nêm nếm rất vừa vị, màu sắc cũng bắt mắt.

Thậm chí các cô giáo còn chạy đến trò chuyện, tâm sự với Nam Khánh về món ăn. Điều này khiến chị Nga không khỏi tự hào.

Bà mẹ Hà Nội dạy con trai vào bếp từ nhỏ, "soái ca nhí" mới lớp 6 đã xung phong đi thi nấu ăn, thành quả không phải dạng vừa - Ảnh 3.

"Đầu bếp nhí" trong cuộc thi nấu ăn ở trường,

Món ăn của "đầu bếp nhí" nhận được nhiều lời khen.

"Thời gian này Khánh được nghỉ học ở nhà nhưng học trực tuyến cũng nhiều nên không có nhiều thời gian phụ giúp mẹ nấu nướng. Nhưng nếu mình nấu món gì ngon, nhất là món mà Khánh thích là cu cậu sẽ chạy ra phụ mẹ ngay. Hôm trước mình làm món nem nướng Nha Trang, cu cậu thích lắm và chạy ra liền. Mấy hôm nay Khánh đang muốn học món gà chiên sốt ớt nhưng vì mình bận nên chưa có thời gian dạy được", chị Nga chia sẻ.

Giống như anh trai, bé út nhà chị Nga cũng rất thích nấu ăn. Tuy nhiên vì Ngọc Linh còn bé nên tạm thời mẹ chưa hướng dẫn xuống bếp. 

Bà mẹ Hà Nội dạy con trai vào bếp từ nhỏ, "soái ca nhí" mới lớp 6 đã xung phong đi thi nấu ăn, thành quả không phải dạng vừa - Ảnh 5.

Nam Khánh thường xuyên giúp đỡ mẹ rửa bát, dọn dẹp nhà cửa.

Bà mẹ Hà Nội dạy con trai vào bếp từ nhỏ, "soái ca nhí" mới lớp 6 đã xung phong đi thi nấu ăn, thành quả không phải dạng vừa - Ảnh 6.

Món nem nướng Nha Trang do Khánh và mẹ cùng làm.

Chẳng mong con lớn lên tài giỏi, chỉ cần con trở thành người tốt

Tâm sự về các con, chị Nga cho biết, mỗi bé có một tính cách và sở thích khác nhau. Trong khi anh lớn Nam Khánh tự giác học thì em gái Ngọc Linh lại sợ học và chỉ thích nghệ thuật. "Mình không ép cô em học, chỉ hướng bạn anh học thôi. Mình luôn nhắc cô em không bao giờ được xao nhãng bài tập trên lớp và phải biết cân bằng giữa việc học và sở thích nghệ thuật".

Bà mẹ Hà Nội dạy con trai vào bếp từ nhỏ, "soái ca nhí" mới lớp 6 đã xung phong đi thi nấu ăn, thành quả không phải dạng vừa - Ảnh 6.

Bé út nhà chị Nga rất xinh xắn và có thiên hướng nghệ thuật.

Về thành tích học tập của Nam Khánh, chị Nga chia sẻ: "Con học cũng bình thường thôi. Học kỳ 1 vừa qua bé được tổng kết 8.6 nhưng môn điều kiện Toán, Văn không đạt trên 8,0 nên không được học sinh giỏi. Mình đang treo giải thưởng cho bé ở học kỳ 2.

Nói vậy không có nghĩa là chị đặt nặng vấn đề điểm số với con. Mình khuyến khích con học tập nhưng không ép con phải lao lực quá sức. Chỉ cần con lớn lên có nhân cách tốt, biết phân biệt phải trái đúng sai, có nhiều kỹ năng sống là mình vui rồi. Ngoài ra hiện tại con cũng không quá đuối so với các bạn trong lớp, vẫn theo kịp các bạn".

Bà mẹ Hà Nội dạy con trai vào bếp từ nhỏ, "soái ca nhí" mới lớp 6 đã xung phong đi thi nấu ăn, thành quả không phải dạng vừa - Ảnh 7.

Với chị Nga, đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công. Nếu con học được thì tốt, không học thì sẽ có hướng đi khác. Quan trọng là con lớn lên trở thành người có ích cho xã hội. Nói về chuyện dạy cho Nam Khánh cách nấu ăn, chị Nga phì cười kể lại: "Mình hay trêu con thế này: "Chân ngắn mà học dốt thì phải biết nấu ăn ngon mới lấy được vợ".

Giống như nhiều cô cậu tuổi teen khác, Nam Khánh nhiều khi cũng bướng bỉnh. Tuy nhiên cậu bé sống rất tình cảm và hiếu thảo. Chỉ cần mẹ giả vờ dỗi, cậu bé lập tức lăng xăng nấu ăn và làm công việc nhà để lấy lòng mẹ.

Bà mẹ Hà Nội dạy con trai vào bếp từ nhỏ, "soái ca nhí" mới lớp 6 đã xung phong đi thi nấu ăn, thành quả không phải dạng vừa - Ảnh 8.

Thanh Hương

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh